Cô gái loạn thần vì nghiện món đồ giới trẻ tưởng không độc hại
Bác sĩ Vũ Văn Hoài, Phòng sử dụng chất và y học hành vi, Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, cô gái trẻ ở Hà Nội khi nhập viện được chẩn đoán loạn thần do nghiện thuốc lá điện tử.
Cô gái này đã có tiền sử 8 năm hút thuốc lá, ban đầu là thuốc lá điếu, sau đó chuyển sang thuốc lá điện tử.
Do tính chất công việc thường xuyên thức đêm livestream bán hàng, cô sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng nhiều hơn.
Ban đầu cô dùng không nhiều, khoảng 3-4 ngày hết 1 pod chill (khoảng 300 hơi). Thời điểm livestream bán hàng nhiều, cô dùng nhiều hơn, 2-3 ngày hết 1 pod.
Cô sử dụng nhiều hơn khoảng 1 năm qua, sau khi chia tay bạn trai, khoảng 1 pod chill mỗi ngày. Đỉnh điểm vài tháng gần đây, mỗi ngày cô hút khoảng 600-900 hơi.
Phát hiện con gái luôn trong trạng thái mơ màng, đờ đẫn, mệt mỏi, cảm xúc không ổn định, dễ cáu gắt, tự nhốt mình trong phòng nằm hút thuốc, rồi nói nhiều câu không tự chủ... bố mẹ đã đưa cô đi khám.
"Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do dùng thuốc lá điện tử. Sau gần 10 ngày điều trị bằng cả liệu pháp tâm lý, hóa dược, tình trạng bệnh nhân đã dần cải thiện", bác sĩ Hoài cho biết.
Tuy nhiên, trường hợp cô gái loạn thần vì thuốc lá điện tử không phải cá biệt. TS.BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng sử dụng chất và y học hành vi, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, gần đây liên tục tiếp nhận bệnh nhân đến khám vì liên quan đến thuốc lá điện tử.
"Có nhiều trường hợp chỉ 13-14 tuổi đã có thời gian dài sử dụng thuốc lá điện tử. Cá biệt, học sinh lớp 5 đã hút. Đáng nói, nhiều bạn trẻ nhầm tưởng thuốc lá điện tử là an toàn, không độc hại", TS Hà nói.
Trong khi đó, trong thuốc lá điện tử cũng chứa nicotine như thuốc lá truyền thống. Đây là một chất gây nghiện khiến người hút ngày càng lệ thuộc vào thuốc lá.
Nicotin qua thuốc lá điện tử vào cơ thể con người (dạng nicotin lỏng được đốt cháy) vẫn là nicotin giống thuốc lá điếu. Nicotin là chất độc thần kinh và khiến cho não bộ dần phụ thuộc từ đó gây ra hiện tượng nghiện, gây ra các tác hại đối với người hút (chủ động và thụ động).
Chất Propylene Glycol có trong thuốc lá điện tử cũng thường được dùng trong các máy tạo khói hoặc sương mù nhân tạo trên sân khấu, có thể gây kích ứng phổi và mắt, có thể gây hại cho những người bị bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; giãn phế quản.
Còn với Glycerin, đây là một hóa chất không màu, không mùi và có vị hơi ngọt. Đến nay, nhiều hãng sản xuất vẫn không công bố thành phần chi tiết của các chất tạo mùi này với lý do đó là "bí mật thương mại".
Các nhà khoa học tìm thấy cả các kim loại nặng độc hại trong hơi khói của thuốc lá điện tử như thiếc, nickel, chì và thủy ngân. Họ cũng tìm thấy Diethylene Glycol là một chất độc hóa học độc hại được sử dụng trong chất chống đông.
Khi hút thuốc lá điện tử, tinh dầu nóng lên và bay hơi sẽ sinh ra một số hóa chất độc hại như: Formaldehyde, Acetaldehyde là chất có thể gây ung thư; Acrolein là chất có thể gây tổn thương phổi và góp phần gây bệnh tim mạch ở những người hút thuốc… Vì thế, thuốc lá điện tử độc hại không kém thuốc lá thường.
"Đặc biệt khi người trẻ hút thuốc lá, não bộ chưa hoàn thiện càng dẫn đến nhiều nguy cơ, khiến trẻ bị lạm dụng nhiều hơn, rất khó cai nghiện", TS Hà cảnh báo.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.