Cô gái 30 tuổi 4 ngày không đi vệ sinh

Câu chuyện của một cô nhân viên xinh đẹp sống tại Trung Quốc. Một cô gái bị táo bón nhiều ngày không thể đi tiêu, cô đã sử dụng thuốc để hỗ trợ tiêu hóa nhưng vẫn không mang đến tác dụng gì, sau đó cô chuyển sang thuốc làm mềm phân vì nhận thấy tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Cho đến ngày thứ 4 khi cô có cảm giác đau bụng dữ dội và đã đi vệ sinh. Lúc đồng nghiệp cảm thấy có gì đó không ổn khi cô gái đã vào nhà vệ sinh rất lâu mà không thấy ra. Mọi người đã tìm kiếm và tông cửa nhà vệ sinh thì phát nhìn thấy hình ảnh cô đang nằm trên vũng máu, khóe mắt bị rách một đường, phần thân dưới thì không mặc quần, mọi người đã nhanh chóng đưa cô đến bệnh viện để cấp cứu.

Bác sĩ Zhang Zhenrong người đã điều trị cho cô gái giải thích rằng việc gắng sức quá mức sẽ khiến "phản xạ thần kinh tự chủ" co thắt mạch máu và khiến lượng máu lưu thông trong não không đủ. Việc này khi kéo dài quá lâu sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi. Kèm theo trường hợp của cô gái này vè gắng sức để đi tiêu khi phân quá cứng có thể làm rách hậu môn. Khi mất máu quá nhiều cùng việc lượng máu lưu thông lên não không đủ nên đã khiến cô ngất xỉu.

Cô gái đột tử trong nhà vệ sinh vì thói quen 'ưa nhịn' (Ảnh minh họa: Internet)

Những nguyên nhân gây táo bón

Nguyên nhân gây táo bón có thể bắt nguồn từ chính thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, từ bệnh lý hoặc do bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh. Có thể chia các nguyên nhân gây ra táo bón thành 2 nhóm lớn như:

Táo bón chức năng

Khi không có tổn thương ở hậu môn trực tràng thì nhóm nguyên nhân gây táo bón này là thường gặp nhất

Chế độ ăn uống: Chất xơ không được giữ lại trong cơ thể mà có tác dụng giữ cho chất thải mềm hơn, dễ dàng được thải ra, không bị khô cứng. Bình thường trong mỗi bữa ăn đều cần phải có cả chất xơ. Đồng thời cơ thể cần đủ lượng nước để đưa dinh dưỡng đi khắp cơ thể và thải độc ra bên ngoài. Do đó nên nếu chế độ ăn uống vừa thiếu xơ vừa không đủ nước thì rất dễ bị táo bón. Ngoài ra, một số thực phẩm có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém, phân thô hơn đó là các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn…

Nhịn đại tiện: Nhiều người có thói quen đại tiện không đúng giờ giấc, đặc biệt là vào những lúc đang làm việc dở dang, ở những nơi không có nhà vệ sinh… rất dễ nhịn đại tiện, quên đại tiện. Liên tục như vậy sẽ làm phân trữ quá lâu trong ruột gây nên táo bón

Do thói quen vận động: Một số người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều như lái xe, văn phòng, do béo phì nên lười vận động hoặc một phải tiếp xúc với hóa chất độc hại như chì … sẽ ảnh hưởng tới sự hoạt động của đường ruột, dồn áp lực tới hậu môn trực tràng gây nên táo bón.

Do cơ thể suy nhược: những người mà cơ thể bị suy nhược, mắc bệnh mãn tính phải nằm lâu, người lớn tuổi yếu sức… thường sẽ bị giảm nhu động ruột, cơ bụng giảm, co bóp kém nên dễ bị táo bón hơn những người khác.

Do dùng thuốc: Một số loại thuốc giảm đau có thể làm cho trực tràng hoạt động chậm lại, thuốc chống trầm cảm, chống co giật, thuốc an thần, thuốc kháng axit… có thể gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và gây ra táo bón.

Phụ nữ mang thai: Do tử cung phát triển tạo áp lực xuống đường ruột và hậu môn nên khiến cho việc đại tiện khó khăn hơn, cần chăm sóc cẩn thận nếu không sẽ gây táo bón và một số bệnh hậu môn trực tràng khác.

Táo bón do tổn thương

Ngoài các nguyên nhân do chức năng thì các tổn thương ảnh hưởng tới hậu môn trực tràng đều có khả năng gây ra táo bón.

Các bệnh lý hậu môn trực tràng: Bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn … gây ảnh hưởng tới quá trình đi đại tiện, gây đau hậu môn, đi ngoài ra máu… và dễ tạo thành táo bón

Do các khối u: Trường hợp bị u trong đại tràng, hậu môn hoặc ở ổ bụng chèn ép đại tràng sẽ khiến cho phân khó lưu thông và gây ra táo bón.