Cô gái 21 tuổi giật mình khi buồng trứng "mỏng như tờ giấy" vì có 2 thói quen cực xấu
Lin, 21 tuổi đến từ Trường Sa, Trung Quốc gần đây thường xuyên bị đổ mồ hôi và mệt mỏi. Khi đi khám, cô được chẩn đoán bị suy buồng trứng sớm.
Bác sĩ nhận định buồng trứng của cô giờ mỏng như một tờ giấy, không khác gì một người phụ nữ 50 tuổi.
Tại sao một cô gái còn trẻ như vậy đã bị suy buồng trứng?
Sau khi hỏi thăm chi tiết về thói quen sinh hoạt mới biết, cô Lin thường xuyên làm việc đến nửa đêm do công việc bận rộn. Vì không có thời gian nên cô ăn uống cũng không đảm bảo, thường xuyên ăn đồ ăn cay khi đã muộn. Bác sĩ nhận định có thể chính những thói quen tai hại này của cô là một phần nguyên nhân.
Thông thường độ tuổi mà buồng trứng có dấu hiệu suy giảm là 45 tuổi. Nếu chức năng buồng trứng bị suy yếu trước 40 tuổi, đó là biểu hiện của suy buồng trứng. Trong những năm gần đây, suy buồng trứng ngày càng trẻ hóa và thậm chí có những người mới 18 tuổi đã có dấu hiệu mãn kinh sớm.
Suy buồng trứng sớm tương đương với việc bị mãn kinh sớm. Bởi khi đó khả năng sản xuất trứng của buồng trứng sẽ bị suy yếu, kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, loãng xương, trầm cảm và thậm chí vô sinh.
Tại sao thức khuya, ăn uống không dảm bảo lại dễ bị suy buồng trứng?
Thức dậy muộn và thói quen ăn uống kém là nguyên nhân chính gây ra suy buồng trứng sớm ở cô gái 21 tuổi.
Thức khuya nhiều, ngủ không đủ giấc sẽ làm suy giảm hormone giới tính, đặc biệt là estrogen. Những người có giấc ngủ không đảm bảo có thể ảnh hưởng đến sự tổng hợp và giải phóng estrogen, ảnh hưởng đến buồng trứng và thậm chí trở thành một nguy cơ tiềm ẩn của lão hóa sớm.
Hiện nay, 60% trường hợp suy buồng trứng sớm không có nguyên nhân rõ ràng. Khi các bác sĩ chẩn đoán, họ thường xem xét các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như sau:
- Đã trải qua một số phương pháp điều trị: hóa trị, xạ trị ion hóa, phẫu thuật cắt bỏ đơn bào, cắt bỏ tử cung, thuyên tắc động mạch tử cung, phẫu thuật u nang buồng trứng hai bên,...
- Các yếu tố liên quan đến bệnh tật: nhiễm sắc thể hoặc dị tật di truyền, tiền sử gia đình, bệnh tự miễn (thường là các bệnh tuyến thượng thận và tuyến giáp), các bệnh nhiễm trùng khác nhau
- Thói quen sống tai hại: hút thuốc lá, giảm cân quá mức,...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....