Cô bé 15 tuổi không tay chân chưa bao giờ cảm thấy thiệt thòi, luôn cười lạc quan và chăm chỉ làm việc nhà
Ai cũng mong con sinh ra được lành lặn và khoẻ mạnh để sống vui hết tháng năm cuộc đời. Song không phải ai cũng được lựa chọn “bản mệnh” của chính mình: có người vô tình rơi vào hoàn cảnh thê thảm khiến bản thân trở thành người khuyết tật; có người từ lúc cất tiếng khóc chào đời đã khiếm khuyết cơ thể. Và ở họ cùng có một điểm chung – đó là buộc phải vượt qua tất cả, có ý chí tinh thần lẫn thể chất mới có thể… làm người bình thường.
Cận Tết, chúng tôi có dịp ghé huyện Củ Chi (TP.HCM) thăm Hoài Thương (15 tuổi) – cô bé từng khiến dư luận không khỏi xúc động khi không có tay chân nhưng vẫn đi học, làm được việc nhà. Đặc biệt cô bé được rất nhiều người nước ngoài, các tổ chức trong nước và mạnh thường quân “cưng chiều” hết mực, hỗ trợ chi phí học tập cũng như sinh hoạt.
Hiện tại Hoài Thương đã lớn khôn, giống như thiếu nữ với mái tóc ngắn, gương mặt bụ bẫm và nụ cười toả nắng. Chính nụ cười của em đã khiến cha mẹ phần nào nguôi ngoai nỗi đau suốt 15 năm qua.
Mở đầu câu chuyện, chị Cẩm Giang – mẹ của Hoài Thương xúc động nói: “Con bé lớn khôn và trưởng thành nhiều lắm! Con có thể làm được tất cả mọi việc, từ quét nhà, cắm cơm, nấu đồ ăn cho đến phơi quần áo. Hơn cả con rất hiếu học, thích cái này cái kia rồi mày mò làm đủ thứ. Đây chính là niềm hạnh phúc, sự tự hào của vợ chồng tôi.
Hễ ai hỏi thăm con bé dạo này sao rồi. Tôi đều ánh lên ánh mặt tự hào rồi đùa rằng: “Cái gì nó cũng làm được, chỉ có gãi đầu là không””.
Sau đó chị từ tốn kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về Hoài Thương từ thuở trong bụng mẹ. Chị đã đi khám thai đến 8 lần ở bệnh viện và phòng khám tư tại Củ Chi và kết quả đều không có dấu hiệu bất thường. Chị và chồng háo hức chờ đợi đứa con thứ 2 cất tiếng khóc chào đời. Ngờ đâu cơn đau đẻ chưa hết, chị phải đối mặt với cú sốc lớn trong đời: con gái không có tay chân…
“Tôi gục gã tưởng chừng không thể gượng dậy nổi. Tôi nhớ hồi xuất viện đã khoá chặt cửa không cho ai đến thăm, không muốn ai nhìn thấy con bé cả. Vậy mà người đời vẫn gièm pha, nói ra nói vào chuyện Hoài Thương “dị tật”. Đêm nào tôi cũng khóc ướt đẫm gối, có lúc nghĩ quẩn rồi ông xã phát hiện can ngăn. Anh động viên tôi phải nghĩ tích cực, sống để nhìn hai con gái lớn khôn”, chị Cẩm Giang nhớ lại.
Có chồng làm chỗ dựa tinh thần, người phụ nữ dần lấy lại bình tĩnh và chấp nhận việc con không lành lặn. Họ cố gắng bảo nhau phải cho con cuộc sống đủ đầy, dạy dỗ con trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn như con người ta.
“Nói là nuôi dạy con thật tốt nhưng thực sự nuôi đứa trẻ bình thường đã khó thì đứa trẻ khuyết tật còn khó hơn. Vợ chồng tôi nhiều đêm nhìn con mà ôm nhau khóc nức nở, nhưng cũng chẳng dám để con biết vì nó thiệt thòi nhiều rồi.
Đôi lúc tôi tự thấy mình “khổ thiệt”, tự động viên bản thân đừng nhìn lên, hãy nhìn xuống. Bởi có nhiều người mẹ có con nằm im một chỗ, chẳng có ý thức cũng không vận động được. Thế rồi tôi cảm thấy mình may mắn khi con luôn vui vẻ, lạc quan và biết tự lập”, chị Cẩm Giang rưng rưng.
Mẹ vừa dứt lời, Hoài Thương cất giọng nói vui vẻ như xua tan bầu không khí buồn: “Ba con làm công nhân, mẹ bán cá ngoài chợ. Con thường phụ mẹ làm việc nhà đó. Con biết quét nhà, nấu cơm, rửa bát. Con không có tay nhưng khéo lắm, biết làm hoa bằng giấy thủ công. Con làm mọi thứ bằng hai cùi tay và răng… Giờ con chỉ mong ở đây có lớp dạy vẽ để đi học thêm. Bởi con ước mơ mai này trở thành hoạ sĩ”.
Từng ấy thông tin đã đủ để chúng ta thấy rằng Hoài Thương trưởng thành trong suy nghĩ hơn bạn bè trang lứa. Em luôn tự nhủ phải cố gắng học giỏi để không phụ lòng của cha mẹ.
Khi chúng tôi nhắc đến chuyện Hoài Thương có tự ti về khiếm khuyết của cơ thể, chị Cẩm Giang cười: “Tôi từng hỏi con có bao giờ cảm thấy thiệt thòi vì không có tay chân giống các bạn? Con thổ lộ không buồn. Vợ chồng tôi hạnh phúc nhất khi con nói vậy, luôn nỗ lực trong công việc cá nhân cũng như sinh hoạt của cả gia đình.
Tôi nhớ một lần đi bán hàng về, thấy con đang chiên trứng ăn cơm liền đứng quan sát xem con xử lý như thế nào. Con đã dùng cùi tay đập trứng, cầm dĩa, nghiêng hết người để lật trứng. Con vẫn tự làm và không cần tôi hỗ trợ”.
Nhắc đến chuyện Hoài Thương đi học có gặp khó khăn hay cản trở gì không?, người mẹ bộc bạch xưa nhà nghèo không có điều kiện cho em đến trường học mẫu giáo. Đến 6 tuổi, họ cố gắng xin cho em đi học và may mắn được nhà trường nhận vào.
Đi học, Hoài Thương được lắp chân giả và chế một tay giả có đục lỗ tròn để đặt vừa cây bút. “Con bé không có bàn tay để cầm bút, không có ngón tay để đếm số, phải dùng que tính. Sau này con được cô giáo hướng dẫn cách tính nhẩm. Đôi lúc con cũng bị một số bạn cá biệt chọc ghẹo là “chất độc màu da cam, không có tay chân” nhưng vẫn kệ, chỉ nghĩ đến ba mẹ và chị Hai.
Hiện mỗi tháng, con được Đài truyền hình Hà Nội hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng. Tôi mới nghe nói các cô chú sẽ trợ cấp đến khi con 18 tuổi. Vợ chồng tôi sẽ sử dụng số tiền này thật hợp lý, lo cho tương lai của con”, người phụ nữ thành thật.
Bước qua hôn nhân đổ vỡ, MC Mai Ngọc tuyên bố 'tự làm chủ' cuộc đời, khẳng định 'nhiều người...
Bị nhận xét "xinh đẹp, tài năng nhưng bạc phận", MC Mai Ngọc lên tiếng nói rõ về quan điểm sống hậu ly hôn gây chú ý.
Trở lại sau 3 năm, liệu Lý Tử Thất có lấy lại được hào quang?
Sau 3 năm, thị trường đã xuất hiện thêm nhiều “bản sao” Lý Tử Thất mới. Đi cùng là sự trỗi dậy của livestream bán hàng, thứ chưa có trong phong cách làm video trước đây của cô.
Rầm rộ trào lưu lá chuối chiên giòn, trộn gỏi trên mạng xã hội
Lá chuối chiên giòn đang trở thành trào lưu ăn uống được quan tâm, dù gây nhiều tranh cãi. Sự thật đằng sau món ăn này sẽ khiến nhiều người bất ngờ.
Xót xa vòng hoa trắng tiễn biệt cô gái trẻ tử vong vì nhóm 'quái xế' ở Hà Nội, Erik...
Ca sĩ Erik thương tiếc tiễn biệt, gửi hoa chia buồn với gia đình cô gái trong vụ tai nạn ở Hà Nội. Được biết, nam ca sĩ và cô gái là những người bạn thân học cùng trường cấp 2.