Chuyện thật như đùa: Chị em hoang mang lo "nổ ngực" khi đi máy bay, chuyên gia thẩm mỹ nói gì?
Cụ thể, chuyến bay VN1262 của Vietnam Airlines khởi hành từ TP.HCM đi Vinh đã phải hạ cánh khẩn cấp tại Đà Nẵng để cấp cứu cho một nữ hành khách bị chảy máu ở vết thương trên ngực trái.
Sau 40 phút, hành khách N.T.H. tại ghế ngồi 18B có dấu hiệu chảy máu tại vết thương nên liên hệ tiếp viên để xin bông, gạc.
Mặc dù nỗ lực sơ cứu, nhưng nữ hành khách vẫn không thể cầm máu vì lúc này máy bay đang ở độ cao khoảng 10.000m, chênh lệch áp suất lớn. Nữ hành khách sau đó được chẩn đoán bị vỡ túi ngực phẫu thuật thẩm mỹ do chênh lệch áp suất trên máy bay.
Năm ngoái, trên mạng lan truyền câu chuyện về một ca sĩ xưng “Thánh nữ Bolero” bị vỡ túi ngực do áp suất máy bay lớn đã bị “nổ” túi ngực.
Thông tin này đã khiến chị em phụ nữ có nhu cầu nâng ngực và những người đã từng nâng ngực hoang mang vì sợ bị “nổ ngực”.
Trao đổi với PV Phụ nữ Sức khỏe, TS. BS. Nguyễn Huy Thọ, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật – Tạo hình và Thẩm mỹ Hà Nội, Nguyên chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật - Hàm mặt - Tạo hình (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) khẳng định trên thế giới và ngay tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào bị nổ túi nâng ngực do chênh lệch áp suất khi đi máy bay.
"Vấn đề túi đặt ngực kém chất lượng chỉ xảy ra trước đây, khi thị trường có túi xuất xứ của Trung Quốc. Nhưng nay chất lượng các hãng túi ngực rất tốt nên nguyên nhân này có thể loại trừ.
Độ bền của túi đặt ngực hiện nay rất cao, chịu được lực tác động lớn đến nỗi xe ô tô 4 bánh chèn qua nhưng không hề vỡ.
Túi đặt ngực chỉ bị rò rỉ chủ yếu trong hai trường hợp. Một là túi đã đặt quá lâu trong cơ thể và bị bao xơ cơ thể co bóp lại, làm biến dạng mặt túi, tạo ra các nếp gấp. Để lâu theo thời gian, các nếp gấp bị hằn sâu và gây ra rách, rò rỉ dịch silicon gel từ trong túi ra ngoài. Hơn nữa, dịch trong túi quánh đặc, rò rỉ cũng chỉ nằm tại chỗ, chứ không “chảy” đi khắp cơ thể. Nếu dịch lỏng như nước thì chỉ sau một đêm rò rỉ là có thể bay cả túi ngực”, TS. Huy Thọ phân tích.
Chính vì vậy, việc "nổ ngực" do chênh lệch áp suất khi đi máy bay chỉ là câu chuyện thiếu cơ sở khoa học.
"Để tránh việc vị rò rỉ gel trong túi ngực, chị em cần có ý thức chăm sóc ngực, tái khám đúng hẹn sau phẫu thuật thẩm mỹ và khám định kỳ sau 5 - 10 năm nâng ngực.
Bệnh nhân cần được kiểm tra chụp Xquang nhũ ảnh - phim dành riêng chụp vú để phát hiện túi ngực bị biến dạng, có nếp gấp, có dịch hay không? Nếu có bất thường bác sĩ sẽ xử lý an toàn cho bệnh nhân", TS. Huy Thọ nhấn mạnh.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...