Chuyện những nữ gỗ tràm mưu sinh giữa rừng sâu
Đúng 5 giờ sáng như đã hẹn với nhóm phụ nữ đã chuyên đi bóc, bốc gỗ tràm ở xóm Trung Khánh xã Nghĩa Khánh huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) tôi có mặt ở ngã tư chợ cây đa làng Trù thì đã thấy các chị ở đó. Các chị đều đã lập gia đình, tuổi đời ngoài 30, chị nào chị nấy quần áo lao động, tay cầm nón, treo bên xe những đùm gạo nhỏ chứa trong bịch nilon.
Trong lúc chờ đợi thêm chị Hoàng Thị Lý (1984) là người cầm quỹ nhóm để mua thức ăn lên rừng, những người còn lại tranh thủ nói chuyện làm quà hâm nóng cho ngày mới. Câu chuyện đầu ngày của các chị xoay quanh việc đã nấu cám lợn, cám gà, nấu cơm sáng cho mấy bố con ở nhà chưa. Được tầm 30 phút sau chị Lý tới, giọng một người phụ nữ trong nhóm nói lớn “ Đi sớm không nắng lên, rồi lại thở không kịp”
Cả nhóm người nối đuôi nhau đi dọc theo tỉnh lộ hướng về phía những cánh rừng huyện Tân Kỳ nơi ông chủ mua gỗ tràm ở đó. Khi qua một cái chợ tạm buổi sáng, chị Lý nhanh chân chạy vào trong chợ. Sau 15 phút chị tay sách nách mang vừa đi vừa chạy đem thức ăn ra treo lên xe, bỏ mắm muối, mì chính vào làn, buộc chặt sau yên xe bao đựng xong nồi, bát đĩa.
Cuộc hành trình cả nhóm kéo dài hơn một giờ đồng hồ sau khi vượt qua những con dốc ghồ ghề, những vũng bùn lầy mà chỉ có máy kéo vượt qua. Các chị vẫn vững tay lái, chiếc xe máy nhảy lên như ngựa phi, lúc xe lún người ngồi sau nhảy xuống ủi. Vượt qua 10 cây số đường rừng bùn lầy, đi theo dấu lốp xe máy cày cuối cùng các chị cũng đến lô tràm ông chủ mua.
Tiếng cưa xăng vang lên trong lô tràm, tiếng răng rắc ầm ầm của những cây tràm lần lượt ngã rạp xuống. Nhanh thoăn thoắt các chị tháo hết đồ ăn, xong nồi bát đũa treo trên xe để chung vào một nơi lấy tấm bạt che lại. Mỗi chị rút trong túi ra đôi bao tay đeo vào nhanh nhẹn, mang thêm bên hông cái dao, rựa, cầm trên tay chiếc tuốc - nơ - vít đã đập bẹp đầu. Đeo thêm chiếc khẩu trang dạng chụp trên đầu kín mít chỉ để lộ hai con mắt.
Để không vướng mắc dây, không bị trượt ngã, tránh bị cây rừng làm đứt chân các chị đi ủng, đi giày có độ bám cao. Lên đến khu vực cây tràm ngã các chị bắt đầu đưa tuốc - nơ – vít đâm vào vỏ cây để bóc vỏ. Công việc cứ như thế lặp đi lặp lại đến khi tiếng máy cày tiến vào lô thì mọi người dừng lại để chuẩn bị chuyển gỗ lên xe.
Khi tôi cố rướn người leo lên cao phía trên đỉnh đồi để có những bức hình toàn cảnh thì chị Bạch Thị Duyên (1985) đã nhanh tay níu lại. Chị cởi chiếc nón và khẩu trang, mồ hôi nhễ nhại ngồi xuống cạnh tôi rồi bảo cảnh báo chú ý dưới chân và xung quanh. Sở dĩ chị cảnh báo vì mới 2 tuần trước chị đã vô tình dẫm phải tổ ong vò vẽ bị đốt khắp người may mắn chạy được nên chỉ nghỉ làm 3 ngày. Ong đốt, kiến cắn, con vét bu chân là những điều thường xuyên xảy ra với các chị. Nói đoạn chị đứng dậy lăn những khúc gỗ đã bóc vỏ xuống chân đồi.
Giữa cánh rừng âm u ấy, để xua tan cái mệt mỏi đang thấm dần vào cơ thể các chị vừa bóc vỏ keo miệng hát vu vơ, có những chị làm cạnh nhau thì tám chuyện rồi bất chợt cười lớn. Những câu chuyện phiếm luôn là để tài để cuộc nói chuyện được lâu hơn, cười nhiều hơn và xua tan mệt mỏi nhanh hơn. Một góc rừng hoang vu vắng vẻ vang vang tiếng cười nói rôm rả của các chị.
Tôi làm vài kiểu ảnh rồi lò dò người đi xuống nơi chị Trần Thị Hà (1987) đang gồng mình bốc những khúc gỗ to dài lên thùng xe. Nhìn xa xa thân hình chị lớn hơn khúc gỗ chẳng bao nhiêu, cứ mỗi khúc gỗ được đưa lên là một lần chị phải cong người gồng hết sức lực của mình. Tấm áo lao động đã ướt đẫm mồ hôi, những khúc gỗ to lần lượt được chuyển lên.
Chị ngồi bệt xuống đất, dựa lưng vào chiếc lốp máy cày để nghỉ ngơi tránh nắng cho đỡ mệt, tháo đôi tất trên tay để lộ ra những vết sẹo nhỏ chi chít ở bàn tay. Nhựa cây keo bám đen lòng bàn tay, quần áo. Chị thở dài hít những hơi thật sâu để nhanh chóng xóa đi cái mệt mỏi đang ngấm dần vào bắp thịt và xương. “Mệt mỏi là điều bình thường, nhưng làm lâu năm rồi nên quen, có những vụ bị cây keo đè, văng trúng người gãy tay chân, chảy máu phải nằm nghỉ ở nhà cả tháng. Biết là nguy hiểm, vất vả nhưng mỗi ngày cũng kiếm được 200.000 đến 300.000 đồng về mua sách vở quần áo cho con. Không cho con đi học thất nghiệp sau này lại bóc tràm như mẹ.”- Chị Hà buồn bã nói.
Khi gỗ đã được chất lên đầy xe cũng là lúc trời đã quá trưa, những con người lầm lũi đi ra từ cánh rừng di chuyển xuống chân đồi chuẩn bị nấu ăn. Dù đã thấm mệt nhưng các chị mỗi người một nhiệm vụ để khói bếp được nhanh nhất, bữa cơm được ăn sớm nhất có thể.
Chị Hoàng Thị Lý vừa quẹt lửa vừa nói: “ Có những ngày 2, 3 giờ chiều mới được lên bếp. Phải bốc cho đủ số lượng keo lên xe rồi mới được ăn cơm. Thức ăn chủ yếu là những món nhanh nấu như trứng rán, rau muống nấu canh, cá kho mặn ăn cơm. Trước khi đi làm mỗi người đều lấy một ít gạo để nấu chung, còn tiền ăn mỗi ngày 10 đến 20.000 đồng một người.”
Vừa chia sẻ câu chuyện đôi tay đã nhuốm đen nhựa tràm vẫn thoăn thoắt gọt hành, thái cà chua. Trong khi đó những người khác đang mổ cá, đánh trứng, nhặt rau, người khác thì vo gạo nấu cơm. Các chị khẩn trương một cách nhanh nhất để được ăn cơm còn dưỡng sức đến chiều chiến đấu.
Sau khi đã ăn cơm xong, mỗi chị tìm cho mình một gốc cây lý tưởng để dựa lưng chợp mắt. Một giấc ngủ tranh thủ 10 đến 15 phút cũng giúp các chị lấy lại được sức khỏe, cái mệt cũng được xua tan. Có những chị không chợp mắt, cầm điện thoại chạy lên đỉnh đồi nơi có sóng điện thoại tranh thủ gọi về hỏi thăm con đã ăn cơm chưa? Em có khóc không? Chiều ăn kẹo gì, để mẹ mua… Có những chị lại ngồi trầm ngâm bên bát nước chè nhâm xanh đầy suy nghĩ.
Công việc các chị cứ thế kéo dài đến chiều tối, có những hôm đến tận 10 giờ đêm. Công việc không có giờ giấc củ thể, xe đầy thì được nghỉ. Mặc dù biết là nguy hiểm, vất vả nhưng các chị không thể ngừng làm việc bởi vì phía sau lưng các chị đang còn chồng con, gia đình, tương lai những đứa con đang tuổi cắp sách đến trường. Những đứa con chờ kẹo mẹ ở nhà, những giấc ngủ tuổi thơ cần lời ru ấm áp của mẹ…. là những động lực vô bở bến để các chị không thể dừng lại mà vẫn phải gồng mình, còng lưng trong rừng sâu mỗi ngày.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm
Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...