Chuyên gia đúc kết 3 bộ phận này càng sạch càng sống thọ: Sau tuổi 40, bạn chẳng lo sợ tìm kiếm thầy thuốc mỗi ngày
Để nói về cách giúp các bộ phận của cơ thể luôn trẻ, khỏe, người xưa đã đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu. Cách chăm sóc cơ thể của họ dường như đúng 99% để con người chữa bệnh một cách lành mạnh nhất. Cơ thể sau tuổi 40 có nhiều đổi thay, đặc biệt sức khỏe giảm sút về mọi mặt.
4 bệnh phụ nữ tuổi ngoài 40 dễ mắc
Theo Sức khỏe và đời sống, ở lứa tuổi trung niên, phụ nữ thực sự sợ hãi về sức khỏe. Bỗng đâu gặp những căn bệnh tuy không hiểm nghèo, chết người nhưng lại gây khó chịu, bối rối khiến cuộc sống có những ảnh hưởng không nhỏ… Phụ nữ ngoài 40, các chức năng cơ thể không còn hoạt động tốt như trước nên cần đề phòng một số bệnh hay gặp.
Bệnh về tim mạch
Khi ngoài tuổi 40 lượng hormon sinh dục bị giảm đáng kể và bắt đầu giai đoạn tiến triển các bệnh tim mạch
Đó là các bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp… Ngoài sự thay đổi nội tiết, nguyên nhân khiến phụ nữ ở độ tuổi này mắc bệnh tim mạch nhiều hơn so với các độ tuổi khác và nhiều hơn nam giới. Hệ thống tim mạch ở phụ nữ cũng dễ bị tổn thương hơn khi có tác động của các tác nhân độc hại.
Phụ nữ sau tuổi 40, khả năng điều chỉnh có tính phản xạ của cơ thể đối với huyết áp suy giảm. Cũng chính vì thế mà dễ xuất hiện các bệnh tăng huyết áp, bệnh huyết áp thấp có tính thể vị ở thời kỳ này. Sau khi quỳ hoặc ngồi xổm lâu đột xuất đứng lên có thể xuất hiện một số hiện tượng như choáng váng, chóng mặt, mắt trở nên tối sầm lại, thậm chí có trường hợp bị chập choạng rồi ngã lăn ra.
Mỡ bụng và các hội chứng tiền mãn kinh
Ở ngoài tuổi 40, lượng mỡ tích tụ nhiều, chiếm đến trên 20%. phần lớn mỡ tích tụ ở vùng bụng, thắt lưng và ở đoạn trên của tay chân
Ở lứa tuổi này, buồng trứng bắt đầu suy thoái, mức estrogen trong cơ thể hạ thấp và dần bị thiếu hụt estrogen. Vùng chịu tác động đầu tiên là khung chậu vì thế trong giai đoạn này người phụ nữ dễ mắc phải các chứng sa sinh dục, ngứa âm hộ, âm đạo khô, giao hợp rát …
Thiếu estrogen còn ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh, tuyến nội tiết khiến bạn gặp chứng mất ngủ, mệt mỏi, cáu gắt, lo âu… và đó cũng là những biểu hiện của hội chứng thời kỳ tiền mãn kinh.
Bệnh xương khớp
Sau tuổi 40, hiện tượng đau lưng, vùng thắt lưng đã bắt đầu xuất hiện và ngày một rõ rệt. Loãng xương là mối đe dọa đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Càng nhiều tuổi, mật độ xương càng giảm và loãng dần, đặc biệt là những người nhỏ bé, người tiền căn gia đình bị loãng xương, mãn kinh sớm hay bị cắt buồng trứng.
Ung thư vú
Phụ nữ tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư vú.
Ung thư vú là nỗi ám ảnh của phụ nữ, căn bệnh âm thầm mà rất nguy hiểm. Phụ nữ tuổi 40 có khoảng 18% được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Do vậy, nên tự khám vú xem có bất thường, đồng thời cần được khám định kì ở các cơ sở y tế chuyên khoa mỗi năm một lần.
Người có ba bộ phận này càng sạch thì càng sống thọ
Theo chia sẻ từ VTC News, hầu hết chúng ta đều mong muốn được khỏe mạnh. Tuổi 45 là “thời kỳ chuyển tiếp” quan trọng, bước ngoặt của cuộc đời, trong 10 năm từ 46 - 55 tuổi là giai đoạn đặc biệt đối với sức khỏe. Sau 40 tuổi, 3 bộ phận trên cơ thể sau đây càng “sạch” thì bạn càng khỏe mạnh, tuổi thọ càng cao.
Mạch máu “sạch”
Người xưa có câu nói nổi tiếng “con người và mạch máu có chung tuổi thọ” – mạch máu khỏe đến đâu, cơ thể khỏe đến đó. Nếu mạch máu không sạch sẽ, sẽ đẩy nhanh quá trình “lão hóa”, kéo theo sự suy giảm của các hệ thống và cơ quan trong cơ thể.
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, sự tích tụ “rác” trong mạch máu dễ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu, gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não, thậm chí có thể gây đột quỵ, tử vong sớm. Vì vậy, điều quan trọng là phải giữ cho các mạch máu luôn sạch.
Phổi “sạch”
Phổi là bộ phận cơ thể được đông y coi là chủ khí, giúp con người hít thở, do đó chất lượng khí hít vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phổi. Trong môi trường sống của chúng ta, ô nhiễm không khí, khói bếp, khí khuếch tán từ đồ trang trí, khói thuốc... sẽ tác động hoặc gây hại cho phổi, làm cho phổi bị bẩn, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động, có thể sinh ra nhiều bệnh khác nhau và gây hại cho sức khỏe tổng thể.
Do đó, hãy áp dụng các cách như ăn bổ sung các thực phẩm: khoai mỡ, khoai từ, nấm ngân nhĩ, nấm màu trắng, quả lê, củ sen…
Đường ruột “sạch”
Người xưa có câu: “Muốn sống lâu thì trước hết phải làm cho đường ruột sạch”. Đường ruột sạch sẽ là nền tảng tốt cho tuổi thọ. Chúng ta ăn uống thiếu lành mạnh lại còn ăn quá no, chắc chắn sẽ dẫn đến tích tụ chất độc trong ruột và gây ra tình trạng “bẩn”.
Ngoài ra, theo tuổi tác, chức năng tiêu hóa suy giảm, lợi khuẩn trong đường ruột giảm cũng sẽ dẫn đến đường ruột không sạch sẽ. Các chuyên gia chỉ ra rằng 90% bệnh tật của con người đều liên quan đến đường ruột không đủ sạch sẽ.
Cải bó xôi có thể thanh nhiệt, loại bỏ độc tố trong dạ dày, cải thiện tình trạng táo bón, làm cho bạn có thần thái làn da trở nên rạng rỡ hơn. Loại rau này được mệnh danh là “công nhân vệ sinh đường ruột” có thể giúp loại bỏ nhiệt và chất độc trong dạ dày, ruột.
Có nhiều cách để ăn rau chân vịt, có thể chần qua nước sôi rồi trộn với gia vị để làm món gỏi nguội, món rau trộn đặc biệt có tác dụng chữa bệnh tốt khi kết hợp thêm với đậu đỗ.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....