Chuyên gia nói gì về nguồn lây của ca Covid-19 mới nhất ở Hà Nội?
Trường hợp BN867 này là nam, 63 tuổi, quê ở thôn Tuyển Cử, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, được xác định mắc Covid-19 khi đến khám tại một bệnh viện của Hà Nội.
"Hiện chúng tôi gặp khó trong việc xác định nguồn lây của bệnh nhân này từ đâu. Qua điều tra bước đầu, trong số những người trong gia đình của bệnh nhân, người tiếp xúc gần không có ai đi từ vùng có dịch về. Trong vòng một tháng gần đây không đi đâu ra khỏi tỉnh Hải Dương", ông Phạm Mạnh Cường, Giám đốc Sở Y tế Hải Dương cho biết.
Ngành y tế đang tiếp tục rà soát lập danh sách tất cả những người tiếp xúc, tiếp xúc gần với bệnh nhân. Hiện thống kê được 39 trường hợp là F1 của ca bệnh này.
Phát biểu tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP Hà Nội chiều 12/8, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) cũng bày tỏ lo ngại về nguồn lây của bệnh nhân này, chưa biết lây ở đâu.
“BN867 này coi là của Hà Nội hay Hải Dương? Nếu trường hợp này lây ở Hà Nội thì rất đáng lo ngại. Bởi ta ‘bắt’ được ca này nhưng chưa chắc đã là F0. Vì càng nhiều chu kỳ dịch thì số ca mắc ở cộng đồng càng lớn. Do vậy, nếu ca này mắc ở Hà Nội thì chúng ta phải đặt vấn đề tìm ra yếu tố lây nhiễm khác ở Hà Nội có chưa”, TS Phu nói.
Hà Nội cần chỉ định xét nghiệm tất cả các trường hợp ho, sốt
Theo ông với sự xuất hiện của ca bệnh này, TP cũng cần lưu ý xét nghiệm xem có ca mắc ở cộng đồng hay không. TP cũng phải tính đến việc xét nghiệm trên diện rộng có chỉ định. Việc này ngành y tế phải tham mưu cho UBND thành phố, có kế hoạch cụ thể. Nguy cơ của Đà Nẵng, Hà Nội hay TP HCM là như nhau.
Cụ thể, không chỉ xét nghiệm các trường F1 mà những người có biểu hiện sốt, ho cũng cần chỉ định làm xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2. Ví dụ, ca mắc vào Bệnh viện Hà Đông, Bệnh viện Thanh Nhàn là những ca chỉ điểm.
Chuyên gia cũng đề nghị Hà Nội cần tập trung phòng chống dịch trong các cơ sở y tế, chú ý phòng dịch ở các trung tâm dưỡng lão.
Cũng liên quan đến ca bệnh này, ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho rằng quá trình đi lại, khám bệnh của bệnh nhân này rất phức tạp, đặc biệt “không biết thời điểm nhiễm bệnh là thời điểm nào”.
Theo lãnh đạo của huyện Thanh Trì, bệnh nhân này không đến Đà Nẵng hoặc các khu có ổ dịch khác, không rõ tiếp xúc với ca mắc, nghi mắc Covid-19. Bệnh nhân cũng không có bệnh lý mạn tính, qua điều tra không rõ tiếp xúc nguồn lây nhiễm là ai, ở đâu.
Một chuyên gia cho rằng nhiều khả năng bệnh nhân lây nhiễm từ khi còn ở Hải Dương do các triệu chứng khởi phát trước ngày lên Hà Nội. Con rể của bệnh nhân, sống ở Hải Dương cũng có biểu hiện nghi ngờ, đang chờ kết quả xét nghiệm.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...