Chuyên gia hướng dẫn cách chọn thực phẩm khoa học cho trẻ nhờ 3 bước đọc thông tin dinh dưỡng
Tại sao cần tìm hiểu thông tin dinh dưỡng của thực phẩm?
Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh cần được bảo vệ và chăm sóc trong những tháng đầu đời. Bước vào giai đoạn ăn dặm, chọn lựa thực phẩm phù hợp cho con cũng giúp tạo nền tảng bổ sung dinh dưỡng cần thiết ngoài nguồn sữa mẹ. Trong những năm tiếp theo, dinh dưỡng đúng sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Khoa dinh dưỡng Nhi Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh) cho biết: “Một khảo sát cho thấy 80% cha mẹ châu Á ít hoặc bỏ qua việc đọc hoặc hiểu thông tin dinh dưỡng và thành phần dinh dưỡng có trên những thực phẩm họ mua trong cửa hàng hay siêu thị. Đây là câu trả lời để hiểu một phần tại sao chúng ta lúng túng khi chọn thực phẩm cho trẻ”.
Theo đó, bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh để biết các thành viên gia đình và trẻ em ăn gì, cần thiết phải hiểu thông tin về nó. Nghĩa là bạn cần nhận biết và phân biệt thực phẩm phù hợp với đối tượng nào, có nên ăn hàng ngày hoặc giới hạn khẩu phần ra sao.
“Việc thiếu hiểu biết về thông tin dinh dưỡng thức ăn hàng ngày có nguy cơ gây ra các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, hoặc thậm chí là con đường dẫn đến ung thư. Trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm, trẻ ăn gì hoàn toàn do cha mẹ quyết định. Vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt chú ý”, bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh thông tin.
Các bước tìm hiểu thông tin dinh dưỡng của thực phẩm
Để trở thành những ông bố bà mẹ thông thái trong việc chọn lựa thực phẩm cho con, bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ cha mẹ cần nắm rõ quy trình 3 bước tìm hiểu thông tin thực phẩm, bao gồm:
Bước 1: Đọc thông tin
Bước 2: Phân tích và phân loại: Thực phẩm phù hợp dùng hàng ngày; Thực phẩm giới hạn 2 – 3 ngày/tuần; Thực phẩm hạn chế ăn dưới 1 ngày/tuần.
Bước 3: Chọn mua thực phẩm và quyết định trẻ nên ăn loại nào
Đối với 3 bước này, cha mẹ sẽ rèn luyện được thói quen tìm hiểu thông tin dinh dưỡng của thực phẩm, đào sâu hiểu biết để ra quyết định chính xác nên và không nên mua thực phẩm nào.
Cách đọc thông tin dinh dưỡng thực phẩm cho trẻ dưới 5 tuổi
Hệ tiêu hóa trẻ dưới 5 tuổi đặc biệt nhạy cảm. Khi chọn thực phẩm cho những em bé độ tuổi này, bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết cha mẹ cần lưu ý:
Tìm hiểu lượng ăn phù hợp (serving size) của thực phẩm trong một lần ăn của trẻ: Bé ăn theo khẩu phần sẽ giúp kiểm soát nguồn dinh dưỡng cơ thể con tiếp nhận.
Ví dụ: Trẻ có thể ăn được 2 cái bánh quy (30g) mỗi lần, cha mẹ có thể cho con ăn mức này trong một lần ăn. Thực phẩm nào phân loại giới hạn 2-3ngày/tuần hoặc hạn chế thì khẩu phần ăn cũng là lượng tối đa 1 ngày trẻ nên ăn.
Học hiểu nội dung tổng chất béo (total fat): Chất béo có thể bao gồm các loại chất béo không bão hòa (unsaturated Fat), chất béo bão hòa (saturated fat) và chất béo đồng phân tran (trans-fat).
Theo đó, chất béo không lành mạnh Trans-fat nên cho trẻ hạn chế dùng dưới 1 ngày/tuần. Chất béo bão hòa (saturated fat) > 2g/khẩu phần ăn nên giới giạn 2 -3 ngày/tuần. Còn lại, lượng chất béo khác phù hợp dùng hàng ngày.
Đọc thông tin lượng đường: Tìm hiểu lượng đường và thông tin chất xơ để cho trẻ dùng ở mức thích hợp. Cha mẹ lưu ý nên đọc thông tin cả 2 loại (nếu có):
- Thực phẩm phù hợp dùng hàng ngày: Chất xơ trong 1 serving size nên từ 3-5g. Hoặc chất xơ dưới 3g và đường dưới 6g.
- Thực phẩm giới hạn 2 -3 ngày/tuần hoặc hạn chế dưới 1 ngày/tuần: Lượng đường trên 6g, lượng chất xơ không cần chú ý.
Đọc thành phần Natri: Chúng đại diện cho lượng muối trong một khẩu phần ăn. Natri quá nhiều, lượng muối trong thực phẩm sẽ nhiều.
Đọc thành phần Calcium: Để lựa chọn những thực phẩm giàu canxi cho trẻ dưới 5 tuổi
Đừng quên đọc mục thành phần (Ingredients): Thành phần có trong thực phẩm cho bạn biết nhiều thứ rất quan trọng:
- Dựa vào thành phần, bạn sẽ biết có tác nhân nào trẻ đang dị ứng để hạn chế nhằm tránh phản ứng nghiêm trọng. Ví dụ: Một số loại hạt, cần tây, đậu nành có thể gây ra hiện tượng dị ứng ở một số trẻ.
- Liệu có chứa "tác nhân ngoài chức năng thực phẩm". Cha mẹ sẽ biết để tránh cho trẻ dưới 1 tuổi hoặc có tiền sử dị ứng. Thông thường, các tác nhân này có thể là chất điều vị, số bắt đầu bằng chữ E, chất điều màu, chất nhũ hóa.
- Liệu có loại dầu (oil) không tinh khiết (như partially): Hydrogenated oils hoặc mixed vegetable oils mà không chỉ đích danh 1 loại dầu nào, chỉ nên cho trẻ ăn dưới 2 ngày/tuần.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...