Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

Trẻ quá mệt

Giấc ngủ thật sự cần thiết đối với cơ thể khi mệt mỏi. Tuy nhiên nếu quá mệt cơ thể sẽ rất khó ngủ.

Nếu trẻ hoạt động liên tục suốt một ngày hoặc cả ngày luôn ở trong trạng thái mệt và căng thẳng vì bệnh hoặc các yếu tố khác hoặc bé hoạt động nhiều trước giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng rưỡi thì bé sẽ thấy khó ngủ. Nguyên nhân là do lượng hormone cortisol và adrenalin tiết ra khó làm trẻ đi vào giấc ngủ.

Rơi vào “trạng thái cách ly trước khi đi học”

Khi bước vào độ tuổi đi học, bé sẽ có thời gian khó ngủ vào ban đêm - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ em trong giai đoạn mới đi học sẽ thường gặp phải trạng thái này. Bé sẽ trở nên khó ngủ nếu biết ngày mai sẽ đến trường. Trạng thái này tạm gọi là “trạng thái cách ly ở nhà và đến trường”.

Thay đổi về giấc ngủ REM

Giấc ngủ REM ở trẻ sơ sinh là trạng thái ngủ mắt chuyển động nhanh với thời gian ngắn (khoảng 2 – 4 giờ). Giấc ngủ này đóng vai trò quan trọng với sự phát triển não bộ và thể chất cho bé.

Trẻ sẽ trải qua những giai đoạn thay đổi về giấc ngủ REM (từ 2 – 3 tháng tuổi, từ 9 – 10 tháng tuổi hoặc từ 18 – 20 tháng tuổi). Các dấu hiệu đi kèm có thể là trẻ cựa quậy trong giấc ngủ. Tuy nhiên, sự thay đổi này trong quá trình phát triển của bé là bình thường.

Trẻ không quen ngủ xa mẹ

Khi mẹ có em bé, trẻ buộc phải ngủ riêng hoặc ngủ với ông bà. Điều này khiến bé khó chấp nhận khi phải rời xa mẹ và ngủ một giấc dài trong đêm.

Giải pháp cải thiện tình trạng khó ngủ ở bé

Từ những nguyên nhân khiến bé khó đi vào giấc ngủ nói trên, cha mẹ cần có phương pháp giúp con đi vào giấc ngủ. Một vài gợi ý cho cha mẹ cụ thể như sau:

- Trước giờ đi ngủ, cha mẹ nên giảm thời gian hoạt động của con và không nên cho bé chơi quá sức, không để con bị kích thích quá mạnh.

- Đọc sách trước giờ đi ngủ 30 phút mỗi tối.

Mẹ nên tạo cho bé thói quen đọc sách trước giờ đi ngủ để con ngủ yên giấc hơn - Ảnh minh họa: Internet

- Giảm thời gian cho bé sử dụng thiết bị điện tử (smartphone, iPad…) ít nhất 2 tiếng trước giờ ngủ.

- Giúp bé thư giãn bằng các hoạt động sử dụng kỹ năng ngón tay, cụ thể như trò lắc bàn tay khi bé sợ nằm ngủ một mình.

- Khi trẻ bắt đầu đi học hoặc đi nhà trẻ, cha mẹ nên tạo thói quen có mặt và hôn con, “chúc con một ngày vui vẻ” ít nhất từ 2 – 3 tuần đầu.

- Khi con trải qua những giai đoạn khó ngủ do quá trình phát triển bình thường, mẹ nên cho bé biết sẽ gặp lại con vào ngày mai. Để tạo cảm giác yên tâm cho con, mẹ hãy nói: “Con ngủ nhé, mẹ cũng sẽ đi ngủ. Ngày mai hai mẹ con ta lại chơi cùng nhau!”.

Cha mẹ không nên quá lo lắng khi bé có các biểu hiện khó đi ngủ vào buổi tối. Hiện tượng này chỉ kéo dài vài đêm hoặc vài tuần. Nếu thỉnh thoảng bé mới gặp hiện tượng này thì hoàn toàn không liên quan đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ. Nếu quá lo lắng về sự bất thường trong giấc ngủ của con, mẹ nên đến gặp chuyên gia sức khỏe để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

(Bệnh viện Hoàng gia Worcester - Vương quốc Anh)