Chuyên gia cảnh báo: Cha mẹ cần bỏ ngay thói quen sờ má cưng nựng con giữa đại dịch Covid-19
Chuyên gia cảnh báo: Không được dùng tay sờ má trẻ
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai): Việc sờ má, cưng nựng, thậm chí là hôn trẻ là việc không nên. Không chỉ khiến trẻ dễ mắc phải một số bệnh như: cảm cúm, tay chân miệng, viêm đường hô hấp… mà còn tăng nguy cơ nhiễm COvid-19. Khoa học chứng minh, virus gây bệnh thường xâm nhập qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với da và miệng trẻ. Và virus Covid-19 cũng có nguy cơ lây nhiễm tương tự, thậm chí còn nguy hiểm hơn.
Vì vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được dùng tay sờ má, cưng nựng trẻ trong giai đoạn nhạy cảm này. Bởi, virus Covid-19 rất dễ lây lan qua tiếp xúc. Dù trẻ được nghỉ ở nhà, nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn phải đi làm bình thường, tiếp xúc với nhiều người. Vì vậy, chúng ta không thể bảo dảm 100% trên người chúng ta có dính virus hay không.
Đồng thời, khi trở về nhà, cha mẹ cần vệ sinh tay chân, cơ thể sạch sẽ. Theo bác sĩ Dawn Mueni Becker, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại bang Florida cũng nhấn mạnh: “Virus ảnh hưởng đến hệ hô hấp xâm nhập vào cơ thể thông qua màng nhầy được có trong mũi, khoang miệng và môi; vì thế nếu vệ sinh tay kém, rất dễ bị nhiễm virus theo cách này”.
8 khuyến cáo bảo vệ trẻ em trước dịch Covid-19
1. Với trẻ có bệnh nền, cha mẹ nên vệ sinh cá nhân cẩn thận cho trẻ: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây. Đồng thời, hướng dẫn trẻ súc miệng, họng bằng nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi để phòng bệnh.
2. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nơi đông người, đặc biệt là những người có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở). Trong trường hợp trẻ ra ngoài, cha mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang.
3. Hướng dẫn trẻ mỗi khi ho, hắt xì cần phải đeo khẩu trang. Không được phép khạc nhổ bừa bãi.
4. Ăn chín uống sôi, luôn uống ít nhất 2lit nước ấm mỗi ngày.
5. Giữ ấm cho trẻ, xây dựng chế độ sinh hoạt hơp lý.
6. Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với chó mèo và mỗi khi ra ngoài về.
4. Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.
5. Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
6. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế bật điều hòa.
7. Khi trẻ có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, cần đưa đi khám ngay lập tức.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...