Chứng đau gót chân có thể là biểu hiện của những căn bệnh không ngờ đến
Nội dung bài viết
Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp trong các bệnh ở bàn chân. Vậy đau gót chân là biểu hiện của bệnh gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và cách điều trị ra sao?
Đau gót chân là biểu hiện của bệnh gì?
Bàn chân và mắt cá chân được tạo thành từ 26 xương, 33 khớp và hơn 100 gân. Gót chân là xương lớn nhất trong bàn chân. Ngoại trừ lý do gót chân bị đau do va đập cơ học, thì đau gót chân thường là biểu hiện của những bệnh sau:
Viêm cân gan chân
Cân gan chân như một dây cung chạy từ xương gót chân đến mũi bàn chân. Khi cân gan chân bị kéo giãn quá mức, các sợi mô mềm của nó bị viêm. Các mô ở vị trí cân gan chân bám vào xương gót chân thường xuyên bị viêm nhất. Khi bị viêm cân gan chân, cảm giác đau xuất hiện ở dưới gót chân.
Ở những người có bề mặt gan chân bất thường, ví dụ quá phẳng hoặc quá lõm hoặc béo phì, làm nghề phải đi bộ lâu hay đứng lâu là những yếu tố thuận lợi gây ra chứng viêm cân gan chân.
Viêm bao dịch hoạt gân gót chân
Viêm xảy ra ở phía sau gót chân, trong túi dịch hoạt - một túi xơ đầy chất lỏng. Khi bị viêm bao dịch hoạt gân gót chân, người bệnh cảm nhận đau sâu ở bên trong hoặc đau phía sau gót chân. Đôi khi viêm bao dịch hoạt gân gót chân dẫn đến gân gót chân (gân achilles) bị sưng lên.
Viêm gân gót chân (gân Achilles)
Viêm gân gót chân là một bệnh khá phổ biến dẫn đến đau gót chân. Tuy nhiên chưa nhiều người biết đau gân gót chân là bệnh gì và nguyên nhân do đâu.
Viêm gân gót chân thường gây đau phần trên gót chân. Viêm đau gân gót chân xảy ra khi gân nối từ cơ bắp chân đến gót chân bị đau hoặc bị viêm. Thường viêm đau gân gót chân là một tình trạng mãn tính liên quan đến sự thoái hóa của gân gót chân.
Thoái hóa của gân gót chân bắt đầu từ nhiều vết rách nhỏ ở gân và cơ thể không thể tự phục hồi. Gân chân khi phải hoạt động quá mức, những vết rách nhỏ bắt đầu phát triển và ngày một nhiều lên. Hậu quả là gân ngày một dày lên, yếu đi và trở nên đau đớn.
Hội chứng đường hầm cổ chân Tarsal
Dây thần kinh ở phía sau bàn chân bị chèn ép dẫn đến đau hoặc rối loạn cảm giác như tê rát, căng chặt vùng gót chân, mắt cá chân hoặc bàn chân.
Gai xương gót chân
Gai xương gót chân là hậu quả của tình trạng viêm cân gan chân kéo dài dẫn đến xương ở gót chân bị gai. Việc thường xuyên đi giày cao gót có thể dẫn đến hiện tượng này. Các bạn nữ khi thấy đau xương gót chân mà lại thường xuyên đi giày cao gót, thì khả năng lớn đã bị gai xương gót chân.
Bong gân và căng cơ
Bong gân và căng cơ thường là do hoạt động thể chất quá mức. Nếu bị đau gót chân do lý do này, chỉ cần nghỉ ngơi nhẹ nhàng vài ngày sẽ hết đau.
Rạn xương
Khi bàn chân phải hoạt động nặng trong thời gian dài, tập thể dục thể thao cường độ cao hoặc làm việc nặng, có thể dẫn đến bị rạn xương. Ngoài ra người có chứng loãng xương cũng dễ bị rạn xương. Đây là trường hợp cần cấp cứu và chữa trị khẩn cấp.
Viêm khớp phản ứng
Khi cơ thể bị nhiễm trùng có thể sẽ kích hoạt viêm khớp phản ứng ở gót chân. Lúc này bạn sẽ thấy bị đau phía trên gót chân khi cử động và triệu chứng thường sẽ thuyên giảm sau vài ngày.
Nguyên nhân gây đau gót chân?
Đau gót chân là biểu hiện lâm sàng của một số chứng bệnh khác. Căn cứ vào thông tin của những chứng bệnh phổ biến nhất có thể dẫn đau gót chân ta có thể tổng kết lại đau gót chân do những nguyên nhân sau:
- Viêm khớp
- Nhiễm trùng
- Vấn đề liên quan đến tự miễn
- Chấn thương
- Dây thần kinh
Đau gót chân có nguy hiểm không?
Câu trả lời là tùy từng trường hợp. Chúng ta cần xác định triệu chứng đau gót chân là biểu hiện của bệnh gì trước, từ đó có thể tìm ra bệnh nguyên nhân dẫn đến đau gót chân, mức độ đau và thời gian đau để biết được đau gót chân có nguy hiểm không.
Về cơ bản đau gót chân hiếm khi diễn tiến trở thành bệnh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Tuy nhiên đau gót chân khiến cho cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều khó khăn, do đó nên điều trị sớm.
Điều trị đau gót chân như thế nào?
Khi gót chân bạn bị đau, bạn có thể thử những cách đơn giản sau để giảm cơn đau:
- Nghỉ ngơi
- Chườm đá vào gót chân từ 5 đến 10 phút, 2 lần/ngày
- Dùng thuốc giảm đau (loại không cần kê đơn)
- Đi giày vừa chân và không đi giày cao gót
- Dùng nẹp cố định khi ngủ
- Chèn tấm đệm vào giày
- Massage quanh gót chân
Ngoài ra bạn có thể thử cách chữa đau gót chân dân gian như sau:
- Ngâm chân nước muối gừng ấm: đun sôi nước gừng, sau đó cho thêm muối. Để nước nguội bớt rồi ngâm chân trong khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Ngâm chân nước rễ cà tím hoặc rễ đậu tương phơi khô: thực hiện tương tự như ngâm chân nước gừng.
- Đắp ngải cứu sao nóng: lá và thân ngải cứu băm nhỏ cho lên chảo sao khô với muối, sau đó vẩy một chút rượu trắng vào. Bọc thuốc đã sao vào trong một túi vải dày, rồi áp lên vị trí bị đau.
- Uống rượu tỏi: lấy vài nhánh tỏi thái lát mỏng rồi ngâm với rượu trắng trong 10 ngày. Khi rượu chuyển sang màu vàng thì uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một ly nhỏ. Uống từ 7 đến 10 ngày sẽ có tác dụng
Các trường hợp bắt buộc phải đi gặp bác sĩ ngay
Sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc cách chữa dân gian mà không có tiến triển tốt lên, bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám.
Ngoài ra, nếu bạn gặp phải các trường hợp sau, cần phải đi gặp bác sĩ ngay không được chậm trễ:
- Cơn đau gót chân của bạn rất nghiêm trọng
- Bạn bị đau gót chân một cách đột ngột
- Bạn bị sưng đỏ ở gót chân
- Bạn không thể đi bộ được vì đau gót chân
- Hoặc bị rạn xương (như đã nói ở phần trên)
Đau gót chân là trạng thái bệnh lý mà rất nhiều người mắc phải, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Hy vọng với những chia sẻ về đau gót chân là biểu hiện của bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp cho các bạn biết được cách xử lý an toàn, hợp lý khi gặp phải triệu chứng này.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....