Chữa đau bụng kinh với bạch đồng nữ
Thường dùng chữa bạch đới khí hư, viêm loét tử cung, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, viêm mật vàng da, gân xương đau nhức, tăng huyết áp.
Bạch đồng nữ còn có tên khác là vậy trắng, mấn trắng… Là loại cây nhỏ cao, lá mọc đối, lá rộng hình trứng dài, đầu nhọn, phía cuống hình tim hay hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô. Mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới nhạt màu hơn, gần như bóng, trên các đường gân hơi có lông mềm. Cuống lá dài khoảng 8cm. Khi vò nát lá có thấy mùi hôi đặc biệt của cây bạch đồng nữ. Hoa màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm; hoa mọc thành hình mâm xôi gồm nhiều tán. Tràng hoa hình ống nhỏ, có 4 nhị đính trên miệng ống tràng cùng với nhuỵ vượt quá tràng hoa. Quả hạch gần dạng hình cầu. Mùa hoa nở tháng 7, 8 và quả chín tháng 9,10.
Cây mọc hoang ở nhiều nơi. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá. Thu hái vào lúc cây đang và sắp ra hoa, sấy khô phơi âm can (phơi khô trong mát, nơi có nhiều gió không phơi ra nắng), hoặc có thể dùng rễ rửa sạch, phơi khô dùng dần.
Một số bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Chữa đau bụng kinh: (do khí huyết không thông, khí bị cản trở, làm huyết ứ tắc lại gây đau bụng vùng hạ vị, thường xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh): Lá bạch đồng nữ, ngải cứu, hương phụ, ích mẫu, mỗi vị 6g. Tất cả các vị rửa sạch cho vào ấm đổ nước 500ml, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2 - 3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông.
Bài 2: Rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, có kinh đau bụng: Lá bạch đồng nữ, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 10 - 12g (khô). Tất cả các vị rửa sạch cho vào ấm đổ nước 500ml, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống sau khi hết kinh độ 5 - 7 ngày. Uống liền 2 - 3 tuần lễ.
Bài 3: Chữa khí hư bạch đới (biểu hiện là khí hư có màu trắng, đôi khi vàng, vàng xanh, có mùi hôi... kèm theo là các triệu chứng đau mỏi lưng, hông, mệt mỏi toàn thân): Bạch đồng nữ, trần bì, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, mỗi vị 10g. Tất cả các vị rửa sạch cho vào ấm đổ nước 500ml, sắc trong nửa giờ, chia 2-3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống liền 2 - 3 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị lỵ thể nhẹ: Lá bạch đồng nữ non 30g, rau sam 30g, 2 thứ rửa sạch thái nhỏ luộc ăn cả cái lẫn nước. Có thể cho vị thuốc vào ấm đổ nước 500ml, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống liên tục 5 - 7 ngày.
Bài 5: Chữa tiểu buốt, tiểu rắt do nhiệt: Bạch đồng nữ, xích đồng nam, cỏ chỉ thiên, rễ tranh, cỏ bấc, thịt ốc bươu, mỗi thứ khoảng 20g. Sắc với 1 lít nước, còn lại 300ml, chia 2 lần uống lúc đói. Uống từ 5 - 7 ngày.
Có phải phụ nữ ngực to do động chạm nhiều? Nam giới càng làm một việc này chị em càng...
Có tin đồn ngực phụ nữ có thể to hơn nhờ massage hoặc xoa bóp nhiều khi quan hệ, điều này liệu có chính xác?
Thử ăn 4 thứ được đồn tạo mùi "vùng kín", cặp uyên ương nhận được kết quả bất ngờ khi...
Mặc dù không có nghiên cứu khoa học chính xác nào khẳng định rằng ăn uống có thể làm thay đổi mùi vị của "vùng kín" nhưng điều đó vẫn không ngăn được vô số tin đồn và suy đoán, chẳng hạn ăn dứa khiến "vùng kín" thơm như trái cây còn ăn tỏi sẽ gây ra mùi vì khó chịu.
Người vợ Sài Gòn 10 năm chưa biết "lên mây" là gì, mỗi lần quan hệ đều ám ảnh nghe...
Mỗi lần gần gũi đều thấy nhạt và chẳng hề biết đến cảm giác đạt đỉnh là gì nhưng khi chồng hỏi "em khoái không", chị Oanh lại gật đầu lia lịa.
6 nguyên nhân phổ biến khiến quý ông dễ bị xuất tinh sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất tinh sớm. Một số nam giới có thể dễ mắc bệnh này hơn do di truyền trong khi những người khác có thể do lối sống hoặc do yếu tố tâm lý. Biết được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này ở các quý ông.