Đến gần Tết Nguyên đán, hẳn nhiều gia đình phải tranh cãi um sùm vì chuyện biếu quà nội ngoại hai bên ra sao. Vừa phải đảm bảo "công bằng", vừa phải vun vén để tiết kiệm, hợp lý với ngân quỹ. Đặc biệt đây chính là một trong nhiều nỗi ác mộng với chị em phụ nữ ngày Tết. Nhưng suy cho cùng, dù khó khăn thế nào thì điều quan trọng nhất là cặp đôi khăng khít, bền chặt hơn. Ngược lại, sẽ là thảm hỏa, là tan vỡ nếu hai người không tìm được tiếng nói chung. Giống như câu chuyện đáng thương của T. dưới đây.

Túi quà Tết cho nhà ngoại bị xé nát bởi sự ích kỷ của chồng

Tới giờ T. vẫn bàng hoàng vì những chuyện xảy ra trong nhà đúng dịp Tết Nguyên đán. Cuộc sống hôn nhân của cô gặp nhiều sóng gió kể từ khi kinh tế vợ chồng khó khăn hơn. Trước đây, chồng T. là người cũng biết nghĩ trước ngó sau, anh chăm chỉ làm ăn. Vậy mà chỉ sau biến cố mâu thuẫn với cấp trên, anh bị cho nghỉ việc, rồi tâm trạng sinh ra chán nản, rệu rã. Thậm chí người đàn ông còn trút hết những phiền muộn lên đôi vai của vợ. Dù lấy nhau tới nay đã được 3 năm trời, nhưng T. chưa có con. Hễ cứ đề cập chuyện sinh nở, chồng lại gạt đi.

Ảnh minh họa.

"Mình cũng 29 tuổi rồi nhưng vì sợ chồng khó cáng đáng được kinh tế nên đành tạm gác dự định mang thai lại. Bên cạnh đó, mình cũng cố gắng đi làm, đỡ đàn anh một phần sinh hoạt. Trong gia đình, mình chi tiêu tiết kiệm, nguyên tắc để không trở thành gánh nặng cho người kia. Nhưng về phía chồng, vì biến cố bị cho nghỉ việc, anh như trở thành một người khác: Ích kỷ, cục cằn, dữ dằn hơn nhiều" - T. cho hay.

Đợt gần đây, mẹ của T. bị ốm, thi thoảng cô còn hay phải về quê để chăm mẹ. Nhà có mỗi hai chị em gái, chị gái T. đã lấy chồng ở xa, không tiện đi lại. Thấy vợ như thế, chồng T. đôi lần móc mỉa: "Cô chỉ giỏi trọng đằng ngoại hơn". Những lần đó, T. bỏ qua, không để bụng.

Cho tới khi cô chuẩn bị quà Tết cho nội ngoại đôi bên, mâu thuẫn mới đẩy lên cao trào. Mẹ T. bị tiểu đường nên không thể ăn đồ ngọt, do đó T. chuẩn bị những loại trà thảo mộc. Thế mà chồng cô nhìn qua, tưởng gói của bên ngoại nhiều hơn bên nội, anh ta bắt đầu nổi đóa: "Ngữ con dâu như cô, ở nhà này chỉ được cái ăn hại".

Nói đoạn, anh ta xé toang túi quà mà T. cất công gói ghém cẩn thận. Chứng kiến sự tàn nhẫn, lạnh lùng của chồng, T. chỉ biết đứng hình rồi rơi nước mắt.

Hành động chấm dứt mọi toan tính nhỏ mọn của đối phương

Quà trong gói của nhà ngoại rơi xuống đất, méo mó, thậm chí có hộp còn vỡ toang. T. vẫn lặng yên, cầm gói quà của đằng nội đưa chồng. Cô nói trong sự run rẩy nhưng lời lẽ thì câu nào ra câu đấy:

"Anh cầm lấy, đây là quà tôi mua cho bố mẹ chồng. Bố mẹ chồng không làm gì nên họ không có lỗi. Tôi làm mọi thứ trọn tình nghĩa, gửi đến ông bà như tấm lòng của một người con dâu. Còn tôi, từ nay sẽ về nhà ngoại sống. Chúng ta ly dị đi. Tôi không muốn sống cùng anh nữa".

Ảnh minh họa.

Vừa ngắt lời, T. liền thu dọn hết đồ vào trong một chiếc túi. Cô cũng dọn dẹp quần áo, đồ dùng cá nhân vào vali. Suốt thời gian qua, T. chịu đựng cũng đủ rồi. Mặc dù chồng cô sau đó nguôi cơn giận, bắt đầu hối hận nhưng mâu thuẫn giống như giọt nước tràn ly, không thể cứu vãn. T. chính thức chấm dứt cuộc hôn nhân trong những ngày cuối năm, đến đầu năm sau hai người sẽ xử lý các thủ tục pháp lý.

Vậy đấy, phụ nữ có thể chịu đựng trong một thời gian dài, nhưng đừng bao giờ để bản thân quen thuộc với sự tổn thương. Bằng không, người yếu thế trong nhà sẽ luôn là bạn. Đồng thời, với những người đàn ông thiếu sự thông cảm, quan tâm với gia đình vợ thì cũng chẳng có lý do gì để gắn bó. Nội ngoại bình đẳng, xin chị em hãy nhớ điều này. Làm vợ không chỉ là để yêu thương, chiều chuộng chồng mà còn cần xây dựng các mối quan hệ khác ngày một bền chặt.