Chóng mặt liên tục là cảnh báo của 5 bệnh nghiêm trọng, tuyệt đối không chủ quan
Bất kỳ ai cũng có thể gặp cơn chóng mặt bất thình lình ập đến kèm với cảm giác choáng váng, đầu óc quay cuồng, lảo đảo, mất thăng bằng…
Tại sao lại có hiện tượng chóng mặt?
Chóng mặt là cảm giác khi người bệnh thấy vật thể xung quanh chuyển động, cảm giác bị xoay vòng vòng, có thể mất thăng bằng và té ngã. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ buồn nôn, nôn, gặp khó khăn khi đứng, di chuyển và có thể mất cân bằng và ngã.
Mặc dù, chóng mặt là một triệu chứng nhưng cơ chế hình thành triệu chứng chóng mặt rất phức tạp, thường do rối loạn trong cảm nhận phương hướng, thăng bằng của cơ quan thần kinh và tiền đình ốc tai. Vì vậy, chóng mặt là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, có thể là bệnh đơn giản nhưng có thể là trọng bệnh, do vậy khi thấy chóng mặt không nên chủ quan, xem thường.
Nguyên nhân phổ biến của triệu chứng này là các vấn đề về hệ thống tuần hoàn, chẳng hạn như không cung cấp đủ máu cho não, mất ngủ, rối loạn chức năng tự trị và hội chứng mãn kinh cũng có thể gây chóng mặt.
Chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì?
Chóng mặt không phải là bệnh mà là một biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt:
1. Tiền đình
Bởi tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động...
Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể bị loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt.
2. Các bệnh lý mạch máu
Như xơ vữa mạch máu, viêm mạch gây hẹp mạch ở động mạch cảnh trong, hệ mạch máu cột sống thân nền, huyết áp thấp… Những bệnh này đều gây ảnh hưởng đến não bộ do không bơm đủ lượng máu và oxy lên não dẫn đến hiện tượng đau đầu hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Đôi khi còn kèm theo chứng ù tai, mất ý thức tạm thời, ra nhiều mồ hôi…
3. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính:
Loại chóng mặt này xảy ra khi đứng dậy, trở mình, nằm xuống và thay đổi tư thế đầu, thời gian diễn ra ngắn, dưới 1 phút, cơn không kèm theo các triệu chứng về thính giác như ù tai, điếc tai.
4. Chóng mặt do thiếu máu lên não:
Bệnh nhân thường đau đầu, hoa mắt, mắt tối sầm khi di chuyển.
5. Bệnh Meniere cũng có biểu hiện chóng mặt:
Trong cơn chóng mặt, người bệnh kèm theo các triệu chứng về thính giác như nghe kém, ù tai, sưng tai kéo dài vài giờ.
Một số triệu chứng đi kèm chóng mặt
Cơn chóng mặt thường được xuất hiện khi người bệnh đột ngột thay đổi vị trí của đầu khi ngồi dậy, đứng lên hoặc khi nằm thay đổi tư thế... Triệu chứng chóng mặt thường hay gặp như quay cuồng; nghiêng ngả; đung đưa; choáng váng; mất thăng bằng; bị kéo về một hướng.
Và thường xuất hiện một số triệu chứng khác đi kèm chóng mặt như cảm thấy buồn nôn; nôn; chuyển động mắt bất thường hoặc giật nhãn cầu; đau đầu; ra nhiều mồ hôi; ù tai, nghe tiếng ve kêu, gió thổi trong tai hoặc nghe kém…
Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ đồng hồ, hoặc thậm chí lâu hơn. Cơn chóng mặt có thể đến và đi bất chợt hoặc có yếu tố khởi phát.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....