Tùy vào mỗi bà bầu, mức độ thay đổi tâm lý khi mang thay sẽ khác nhau. Nó phụ thuộc vào tính cách bản thân cũng như chịu ảnh hưởng của thể trạng, môi trường sống.

Khi phụ nữ mang thai, các hormone trong cơ thể thay đổi đáng kể làm thay đổi hoạt động thần kinh và ảnh hưởng đến tâm lý của bà bầu.

Ngoài ra, việc ốm nghén cũng nghi thay đổi trong vóc dáng, làn da cũng là yếu tố khiến bà bầu mệt mỏi, tâm lý bất ổn.

Những mẹ bầu thường xuyên có tâm trạng không tốt, hay buồn khóc trong giai đoạn mang thai sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé.

Con sinh ra có nguy cơ dị tật

Quan sát lâm sàng cho thấy, trong tháng thứ 2 của thai kỳ, vòm miệng và hàm trên của thai nhi bắt đầu hình thành. Ở giai đoạn này, mẹ bầu hay khóc, lo lắng quá mức, mang cảm xúc tiêu cực có thể gây ra biến chứng sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ.

Thai nhi yếu, nhẹ cân

Mẹ thường xuyên khóc, buồn bã sẽ làm máu lưu thông kém, không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi. Nghiên cứu cho thấy, ở những trường hợp này, bé sinh ra có thể nhẹ hơn 0,5-1kg so với tiêu chuẩn.

Sinh non

Bà bầu chịu những cú sốc tâm lý, đau khổ, khóc nhiều dễ dẫn tới hiện tượng chảy máu, sinh non, bong nhau non.

Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính cách của trẻ sau khi chào đời

Tâm trạng của mẹ không chỉ ảnh hưởng đến con khi còn ở trong bụng mà cả lúc đã chào đời, bé cũng gặp nhiều vấn đề.

Bé có thể ngủ kém, hay quấy khóc, khó thích ứng vôi sự thay đổi môi trường. Ngoài ra, bé dễ hình thành tính nhút nhát, khép kín, không thích giao tiếp với mọi người.

Rõ ràng, việc giữ tâm trạng buồn bã, căng thẳng và hay khóc trong thời gian mang thai không hề có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhỉ. Trong thời gian này, các mẹ phải quan tâm chăm sóc bản thân, giữ tâm trạng thoải mái. Trong thai kỳ, mẹ bầu rất cần nhận được sự quan tâm của chồng. Hãy chủ động chia sẻ chồng biết, bạn đang cảm thấy thế nào, có khó khăn gì và cần giúp đỡ gì.