Cách đây 11 năm, Thao phát hiện chồng mắc chứng... nghiện sex. Anh ra ngoài vào một buổi tối tháng 3 năm 2011 mà quên tắt laptop. Thao tình cờ nhìn thấy trang web anh đã truy cập, nó được mở bằng một tài khoản email mà anh sử dụng để che giấu cuộc sống riêng trong nhiều năm.

Đêm đó, trong lúc bọn trẻ ở phòng khác làm những công việc bình thường của chúng, Thao đã xem hàng trăm email chồng trao đổi với những phụ nữ khác và phải đối mặt với những từ ngữ người lớn cực kỳ phản cảm. Ngôn từ chồng sử dụng khiến Thao không dám tin người ông đó và mình đã kết hôn được chừng ấy năm và có đến 4 đứa con.

 Cô tình cờ nhìn thấy trang web anh đã truy cập, nó được mở bằng một tài khoản email mà anh sử dụng để che giấu cuộc sống riêng trong nhiều năm.

Cú sốc khiến Thao khuỵu xuống. Cảm giác giống như cô bị lôi xuống địa ngục trong nháy mắt. Mọi thứ làm cô nghĩ rằng cuộc sống và cuộc hôn nhân của mình đã biến thành đống tro tàn vào đêm đó. Tổn thương của cô không thể nói nên lời. Trong vòng vài ngày, anh phải thừa nhận mọi chuyện. Anh trả lời mọi câu hỏi của Thao.

Anh thừa nhận mọi chuyện bắt đầu từ việc xem nội dung khiêu dâm, sau đó anh mò vào các nhóm chat, hăm hở tìm kiếm đối tác và họ đã thực sự có quan hệ tình dục với nhau bên ngoài. Anh nói, với anh, đó là khoảng thời gian vô cùng cô đơn vì phải che giấu chứng nghiện sex để bảo vệ các con. Điều này làm Thao phải suy nghĩ. Cô ngừng liên hệ với người thân trong thời gian giải quyết vấn đề của chồng.

Trong 6 tháng, Thao hầu như không cảm thấy mình đang sống. Cô được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý. Cô cảm thấy mình luôn cảnh giác cao độ về thảm họa tiếp theo có thể xảy ra. Cô được kê đơn thuốc chống trầm cảm và bắt đầu uống rất nhiều trong khoảng thời gian này. Thuốc trầm cảm khiến cô thậm chí còn sa sút hơn nữa về tinh thần.

Nỗi kinh hoàng ập đến với cô mỗi ngày, cô phải thừa nhận sự thật rằng đây không phải câu chuyện của ai khác mà thực sự là cuộc đời mình. Cô buộc phải đưa ra lựa chọn: Mình cần ở lại trong thời gian anh ấy điều trị chứng nghiện sex hay mình nên rời bỏ anh ấy?

Cô buộc phải đưa ra lựa chọn: Mình cần ở lại trong thời gian anh ấy điều trị chứng nghiện sex hay mình nên rời bỏ anh ấy? 

Thật khó để chấp nhận đây là một căn bệnh, nhưng theo cách nhìn của Thao, nếu chồng cô bị ung thư, cô sẽ không bỏ mặc anh. Thao nhớ chồng từng nói với mình: “99% quyết định của anh là dành cho các con của chúng ta, 0,9% cho em và anh chỉ có 0,1% còn lại cho bản thân”.

Bọn trẻ không biết về chứng nghiện sex của anh và Thao đương nhiên cũng không muốn chúng biết. Với chồng cô lúc này, tìm một nhà trị liệu giỏi và những người có cùng trải nghiệm là rất quan trọng. Với Thao, cô nghĩ mình cần phải ghi nhớ một điều: Mình không đơn độc và mình cần vượt qua chuyện này bằng bất cứ giá nào.

Chồng Thao đã dốc hết tâm sức vào việc điều trị. Mặc dù bị phát hiện là điều rất tàn bạo với anh, nhưng anh vẫn cảm thấy nhẹ nhõm vì không cần phải che giấu bí mật nào nữa. Anh chưa bao giờ cố gắng trốn tránh trách nhiệm về nỗi đau mà anh đã gây ra và chưa bao giờ tha thứ cho chính mình. Thao cảm thấy tự hào về anh vì đã chấp nhận và đánh bại cơn nghiện của mình.

Một bước ngoặt đối với Thao là nhận ra nỗi đau chồng gây ra cho cô là điều mà anh cảm nhận sâu sắc và mang theo, giống như cách cô mang trong mình nỗi xấu hổ vì thói nghiện ngập của anh trong hai năm. Họ đã dìu nhau đi lên từ địa ngục để giành giật lại hạnh phúc, trước khi Thao kịp nghĩ mình có thể tha thứ hay không. Cô thực sự không muốn cuộc sống của mình bị định đoạt bởi chứng nghiện sex của chồng.