Cho trẻ ăn tôm nguyên vỏ có thật sự bổ sung canxi?
Thực hư quan niệm cho trẻ ăn tôm nguyên vỏ có thể bổ sung canxi hiệu quả
Việc bổ sung dưỡng chất cần thiết cho trẻ từ các món ăn dặm là vô cùng quan trọng và cũng là biện pháp tương đối đơn giản, an toàn. Tuy nhiên, mẹ cần hiểu rõ các nguyên liệu nấu ăn và có cách cho trẻ ăn dặm phù hợp nhất.
Rất nhiều người khi muốn bổ sung canxi cho con liền nghĩ ngay đến món tôm, đặc biệt là bộ phận vỏ tôm, vỏ tép (ở đây ta nói chung là vỏ tôm). Thậm chí có mẹ còn nghiền vỏ tôm thành bột và mỗi ngày đều thêm vào thức ăn dặm của trẻ. Hành động này có thật sự khoa học?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em khuyến cáo trên Sohu, người lớn không nên chỉ chú ý đến hàm lượng canxi đơn thuần mà quan trọng hơn là khả năng và liều lượng canxi mà cơ thể trẻ hấp thu vào. Trong vỏ tôm đích thực có chứa canxi, nhưng nó còn nhiều thành phần khác cần thận trọng.
Thông thường, trong mỗi 100g tôm nguyên vỏ thì có khoảng 991mg canxi, nhưng hàm lượng canxi này chủ yếu được kết hợp và tồn tại đa số ở phần vỏ, và tỷ lệ hấp thu vào cơ thể con người thực tế rất thấp.
Không những vậy, trong vỏ tôm còn có chứa cả natri, thành phần này chiếm đến 5057mg trong 100gr tôm nguyên vỏ, cũng có thể nói tương đương khoảng 3gr muối ăn.
Chính vì vậy, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi tốt nhất không nên ăn tôm nguyên vỏ hoặc cả bột vỏ tôm để tránh các tác hại cho thận, mạch máu, não bộ.
Mẹ cần chú ý gì khi cho trẻ ăn tôm nguyên vỏ?
Trong tình trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ diễn ra bình thường thì khi trẻ được trên 1 tuổi, mẹ vẫn có thể chế biến các món từ tôm nguyên vỏ bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, về nguyên tắc, canxi không thể kết hợp với vitamin C vì dễ sinh ra Asen, có thể gây tử vong.
Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ ăn tôm cùng với táo, hồng, cam quýt và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C khác. Ngoài ra, cải bó xôi cũng không nên chế biến chung với tôm nguyên vỏ vì ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể trẻ.
Trong khi đó, đậu nành có chứa Alpha-1-antitrypsin và Thrombin cũng không thích hợp ăn chung với vỏ tôm vì khiến tiêu hóa không tốt.
Một số thực phẩm bổ sung canxi lý tưởng cho trẻ
Ngoài vỏ tôm được biết đến như nguyên liệu chứa canxi thì nhiều thực phẩm khác càng hiệu quả hơn để mẹ bổ sung thành phần này cho trẻ.
Các sản phẩm từ sữa
Bao gồm sữa bò, sữa bột, sữa chua, phô mai v.v… Các sản phẩm từ sữa này thường có hàm lượng canxi rất cao và tỷ lệ hấp thu cũng tốt hơn. Chẳng hạn hàm lượng canxi trong sữa bò là khoảng 0.1%, trong phô mai khoảng 0.8% nhưng phô mai cũng nhiều nhiệt lượng, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều.
Trong quá trình bổ sung canxi bằng sản phẩm từ sữa, mẹ cũng nên chú ý, cố gắng chọn loại sữa chua nguyên vị để hạn chế lượng đường mà trẻ hấp thu vào cơ thể.
Rau cải lá xanh
Đa số các loại rau cải có màu xanh đều rất giàu canxi. Ngoài ra nó còn chứa nhiều nguyên tố cần thiết khác như magie, kali, vitamin C, vitamin K có thể tăng hiệu suất hấp thu canxi.
Điển hình như 100g bông cải xanh có chứa 67mg canxi, 100gr rau cần có chứa đến 160mg canxi, thậm chí con số này còn cao hơn cả sữa bò.
Tuy nhiên, trong nhiều loại rau này còn có chứa Axit oxalic, ảnh hưởng sự hấp thu canxi nên mẹ có thể trụng qua nước sôi để giảm bớt tác dụng phụ này.
Nguồn:
http://www.sohu.com/a/296365549_144953?_f=index_chan26news_60
https://www.zhifure.com/snzfj/71186.html
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...