Cho trẻ ăn hải sản cần lưu ý gì để tránh bị dị ứng, ngộ độc?
Nên cho trẻ ăn những loại hải sản nào?
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đạm trong hải sản thường gây dị ứng cho trẻ nên cha mẹ nên cho con ăn ít một, ăn từ từ để trẻ tập thích nghi dần dần, tốt nhất là nên cho trẻ ăn từ tháng thứ 7 trở đi.
Trong số các loại hải sản thì cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khoẻ do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người.
Cá biển rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Vậy nên, cho trẻ ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ.
Các loại cá biển nên ăn là cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá basa các loại cá này chứa nhiều omega 3 (các axit béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn).
Cá đồng tuy không chứa nhiều các axit béo chưa no như cá biển, nhưng cá đồng cũng chứa nhiều chất đạm quí, dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển, vì vậy khi mới bắt đầu ăn cá các bà mẹ nên cho con ăn cá đồng trước, nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả, cá trắm, cá trê..
Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở di các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển.
Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.
Với những loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn phần thịt xay băm nhỏ. Các loại hải sản có vỏ này này, nhất là hàu, chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển hệ sinh dục.
Hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Nhưng nếu không biết lựa chọn, bảo quản, chế biến hải sản đúng cách và ăn có mức độ thì có thể gây hại cho con trẻ.
Trẻ nhỏ không nên ăn những loại hải sản nào?
Các loại hải sản thường giàu đạm, các dưỡng chất cần thiết, giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khoẻ mạnh và giúp trẻ tăng trưởng.
Tuy nhiên, một số loại hải sản cũng ẩn chứa những nguy cơ đối với sức khoẻ trẻ. Vậy nên, cha mẹ cần tránh cho trẻ một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao. Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn.
Khi cho con ăn hải sản, cha mẹ phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết, hải sản sống vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé.
Cách chế biến hải sản an toàn cho bé
Hải sản rất bổ dưỡng nhưng nếu chế biến và sử dụng không đúng cách có thể gây ngộ độc cho trẻ. Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho con, cha mẹ cần chú ý cách chế biến sau:
Cho trẻ ăn chín: Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng và sẽ dễ dẫn nhiễm trùng đường ruột, ngộ độc thực phẩm khi ăn hải sản.
Chế biến nhỏ thực phẩm: Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo, tốt nhất cha mẹ nên xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo. Nếu là cá đồng nhiều xương, cha mẹ nên luộc chín cá rồi gỡ xương, cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé.
Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Còn tôm to thì bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua. Với các loại hải sản có vỏ như ngao, sò, hàu… thì luộc chín lấy nước nấu cháo, bột , thịt xay băm nhỏ cho vào cháo, bột.
Trẻ đã lớn hơn từ 3 tuổi trở lên, ngoài ăn các loại cháo, mỳ, miến… nấu với hải sản, cha mẹ có thể cho bé ăn hải sản dạng luộc, hấp như cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp… Và điều quan trọng nhất là phải nấu chín kỹ hải sản trước khi cho trẻ ăn.
Trẻ ăn bao nhiêu hải sản là đủ?
Bác sĩ Hải khuyến cáo, mỗi ngày trẻ có thể ăn 1 – 2 bữa được chế biến từ hải sản nhưng tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau.
Trẻ 7 – 12 tháng tuổi: Mỗi bữa có thể ăn 20 – 30 thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần.
Trẻ 1 - 3 tuổi: Mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún , súp… mỗi bữa ăn 30 - 40g thịt của hải sản.
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).
Cha mẹ có thể cho con ăn hải sản mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng nhưng cần phải tập cho bé ăn ít một, từ ít đến nhiều, chọn loại tươi ngon, chế biến nấu chín kỹ để tránh ngộ độc thức ăn ở trẻ. Với những trẻ có cơ địa dị ứng, mẹ phải thử từng loại hải sản để phát hiện thực phẩm trẻ dị ứng và tránh cho trẻ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.