Các lý do khiến trẻ ăn vạ

Trẻ ăn vạ có thể do tính cách. Có bé mạnh mẽ, có bé mềm mỏng nhưng cũng có trẻ hay dận dỗi. Điều này quyết định cách phản ứng của trẻ trước các sự việc.

Người ra, khi trẻ bị đói, mệt, buồn ngủ hay bị căng thẳng, kích động cũng dẫn đến tình trạng mất kiểm soát và lăn ra ăn vạ.

Đôi khi trẻ không tìm ra được cách xử lý vấn để cũng sẽ ăn vạ.

Cách xử lý khi trẻ ăn vạ

Phớt lờ

Phần lớn cha mẹ sẽ quan tâm khi trẻ bắt đầu khóc. Nhưng đây là cách xử lý sai. Phụ huynh càng cố gắng dỗ dành, giải thích hay răn đe bé sẽ càng tiếp tục hành động xấu của mình.

Hãy tỏ ra không quan tâm tới hành động của bé và nói khi nào khóc xong mình sẽ chơi tiếp. Con sẽ không thể khóc mãi. Trong lúc đó, cha mẹ hãy bày những trò chơi ra để đánh lạc hướng và giúp bé quên đi việc phải ăn vạ.

 

 

 

Giúp con gọi tên cảm xúc

Nếu con cáu giận và khóc vì mệt, đói hay lo lắng về việc gì đó, cha mẹ cần phải vỗ về, an ủi, giúp bé cảm thấy thoải mái. Đây cũng là lúc phụ huynh dạy con nên làm gì khi cảm thấy mệt.

Không mềm lòng

Khi không được đáp ứng yêu cầu, bé sẽ có phản ứng gay gắt và càng ngày càng cư xử khó ưa hơn. Những lúc như vậy, cha mẹ không được nhượng bộ. Hãy chuẩn bị tâm lý vì trẻ có thể khóc to và lâu hơn. Lúc này, người lớn cũng không cần bực tức và quát mắng trẻ mà cần phải giữ thái độ mềm mỏng nhưng cương quyết.

Luôn nhất quán trong việc xử lý khi con ăn vạ

Khi ở nhà, mẹ có thể phớt lờ việc ăn vạ của con. Tuy nhiên, lúc ở nơi công cộng, vì sợ mất mặt hoặc làm phiền đến người khác, phụ huynh có thể sẽ chấp nhận đòi hỏi vô lý của trẻ. Bé sẽ nhận ra thói quen này và ăn vạ nhiều hơn ở nơi đông người. Do đó, phụ huynh cần thống nhất phương pháp dạy con ở nhà lẫn bên ngoài.