Chỉ vì không cho mượn ô tô, bố vợ đòi "từ mặt" tôi
Tôi năm nay 38 tuổi, là quản lý sản xuất cho một công ty chuyên về vật liệu xây dựng. Gia đình tôi chưa thể gọi là giàu có, nhưng cũng gọi là có "của ăn của để".
12 năm trước, tôi cưới vợ vì cô ấy lỡ dính bầu. Chúng tôi yêu nhau nhưng chưa tính chuyện cưới. Bởi lúc đó, tôi chỉ là kĩ sư quèn chưa có gì trong tay, vợ tôi thì còn ít tuổi.
Hơn nữa, tôi xuất thân ở quê, hoàn cảnh nghèo khó. Còn vợ tôi là người thành phố. Dù không phải quá giàu có, bố mẹ vợ cũng không muốn con mình lấy anh chồng nhà quê.
Hồi đó, vì không chấp nhận tôi, bố bạn gái đã bắt cô ấy phá thai. Tôi phải tìm đến nhà ông, quỳ xuống xin ông cho tôi được cưới cô ấy, được chăm lo cho mẹ con cô ấy.
Bạn gái thấy tôi quỳ cũng quỳ theo. Mẹ bạn gái nhìn con khóc lóc nên khuyên chồng chấp nhận cuộc hôn nhân của chúng tôi.
Sau khi cưới, vì thương con gái ở trọ, bố mẹ vợ đã cắt một phần đất cạnh nhà ra bán, cho chúng tôi thêm tiền mua căn nhà nhỏ làm chỗ che mưa che nắng. Thời gian nuôi con nhỏ, mẹ vợ hỗ trợ tiền cho vợ chồng tôi thuê người trông con để vợ đi làm.
Dù bố vợ đi đâu cũng kể công, nói tôi mà không có nhà vợ hậu thuẫn thì không biết khi nào mới ngóc đầu lên được, ân tình của bố mẹ vợ, tôi luôn ghi nhớ trong lòng.
12 năm qua. tôi đã cố gắng hết sức mình trong cả trong sự nghiệp lẫn gia đình để mang đến cho vợ tôi cuộc sống tốt nhất. Tôi luôn cố gắng làm chàng rể tốt, đối đãi với bố mẹ vợ như bố mẹ ruột, không nề hà bất cứ việc gì.
Đầu năm vừa rồi, vì công việc cần đi lại nhiều, tôi bàn với vợ mua một chiếc ô tô.
Lúc đầu, tôi định mua ô tô cũ vừa tiền. Nhưng vợ nói: "Không mua thì thôi, mua thì mua luôn xe mới, xe cũ không biết hay dở thế nào, đi không yên tâm". Thấy vợ nói có lý, chúng tôi rút toàn bộ tiền tiết kiệm để mua xe.
Từ khi có xe, bố mẹ vợ có việc gì cần đi xa hay gần, tôi đều chủ động đưa ông bà đi. Thế nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ, bố vợ luôn muốn tự lái xe, không muốn tôi chở.
Ông nói, ông có bằng lái, chưa già đến mức không thể tự mình lái xe, không muốn đi đâu cũng phiền con rể.
Tính ông muốn gì là làm bằng được nên mỗi khi ông cần đi đâu quanh quanh trong thành phố, tôi vẫn giao xe cho ông. Tôi dù không yên tâm, cũng không muốn bố vợ phật lòng.
Tôi không yên tâm giao xe cho bố vợ vì trước đây, bố vợ từng có một chiếc xe bán tải nhỏ chở hàng. Một lần, không biết do đi ẩu hay buồn ngủ, ông gây tai nạn suýt làm người ta mất mạng.
Sau vụ đó, mẹ vợ nhất quyết bán xe nên lâu rồi, ông không tự mình lái xe nữa. Cũng phải 10 năm, ông không cầm tới vô lăng cho đến khi tôi mua xe.
Tuần trước, bố vợ gọi điện cho tôi, nói có ông bạn thân ở Quảng Ninh trước làm cùng cơ quan mời ăn cưới con gái. Ông đã rủ vài người bạn nữa cùng đi.
Ông muốn tới hôm đó, tôi cho ông mượn xe để ông chở bạn đi ăn cưới. Nghe bố vợ nói, tôi vô cùng ái ngại và lo lắng.
Tôi bảo: "Xe của con cũng như xe của bố mẹ, con không tiếc cái gì cả. Nhưng bố lâu rồi không lái xe đường dài, hơn nữa cũng nhiều tuổi rồi, phản xạ không còn được tốt.
Hôm đó, nhà máy nhiều việc nên con không nghỉ chở bố đi được. Để con thuê xe chở bố và các bác, các chú đi cho an toàn".
Tôi vừa nói xong, bố vợ nói to trong điện thoại: "Anh tiếc cái xe nên không muốn cho tôi mượn thì nói cho nhanh, còn bày đặt lo lắng, an toàn này nọ.
Tôi đã hứa với các ông ấy là sẽ tự đón họ đi ăn cưới rồi. Anh xem làm thế nào thì làm.
Tôi nói cho anh biết, nếu không có cái nhà này, anh không bao giờ có ngày hôm nay đâu. Đừng tưởng mới mua được cái xe mà ra vẻ".
Dẫu biết tính bố vợ không dễ chịu, nhưng những lời ông nói thực sự rất khó nghe. Bao năm làm con rể ông, ân tình của ông tôi ghi nhớ, những xỉa xói, móc mỉa tôi cố quên đi.
Là phận làm con, tôi chỉ muốn sống tròn đạo hiếu, khen chê không quá để tâm.
Nhưng riêng về chuyện này, đúng là tôi lo lắng cho cả người, cả xe thì có gì sai? Nếu lỡ không may xảy ra chuyện gì, không chỉ là cái xe gần 1 tỷ đồng, còn bao mạng người trên đó nữa.
Vậy nên, lần này bố vợ có nói thế nào, thậm chí chửi mắng đi chăng nữa, tôi cũng nhất định không nghe.
Chẳng biết, sau đó bố vợ gọi cho vợ tôi nói cái gì. Tối hôm đó, tôi vừa ló mặt về nhà, vợ liền tỏ thái độ:
- Nghe bố bảo anh không cho bố mượn xe đi đám cưới. Tính bố sĩ diện, anh biết rồi. Chắc khoe khoang với mấy ông bạn nhà có ô tô, sẽ tự lái đi ăn cưới. Anh làm thế là làm ông mất mặt, ông giận đấy. Hay anh cứ chiều ông đi.
- Chiều gì mà chiều, cái xe tiền tỷ mà em nói như cái xe máy ấy.
- Nói cho cùng là anh tiếc cái xe, không muốn cho bố mượn. Bố nghĩ không sai đâu.
Nói qua nói lại, ý vợ giống ý bố vợ, thế là vợ chồng tôi cãi nhau. Mấy hôm vừa rồi, cứ về nhà là tôi thấy ngột ngạt, căng thẳng.
Bố vợ chửi tôi không ra gì, còn chửi cả vợ tôi. Cô ấy lại đem cái "cục tức" ấy về chuyền sang tôi, bảo do tôi mà ra cả.
Cực chẳng đã, tôi bảo tôi nghỉ việc chở bố vợ đi, nhưng ông không chịu, cứ muốn tự mình lái xe đi cho oách.
"Hoặc là cho tôi mượn xe, hoặc là từ nay không bố con gì nữa cả", bố vợ tôi tuyên bố chắc nịch như thế.
Theo mọi người, tôi nên chọn vế nào trong điều kiện bố vợ đưa ra?
Dâu trẻ bị mất 5 chỉ vàng, vài ngày sau mẹ chồng lầm lũi mang trả, đúng vào phút chót,...
Sau chuyện này, em muốn bù đắp cho mẹ chồng nhưng không biết làm thế nào để mẹ con hòa hợp hơn, các chị chỉ em vài cách với.
Không thấy con dâu được trao vàng cưới, mẹ chồng bĩu môi chê nhà gái, tàn tiệc lại muối mặt...
Vậy mới nói nhiều mẹ chồng bây giờ vẫn còn vật chất quá, điển hình là mẹ chồng em. Chắc chắn sau đợt này, bà sẽ không bao giờ đánh giá gia đình em qua vẻ bề ngoài nữa.
Chồng tức giận vì mất đôi giày , vợ gặng hỏ rồi 'chết lặng' khi biết mình đã gây ra...
Đến lúc này, tôi mới đồng cảm với chồng. Không ngờ anh lại có tâm sự như vậy. Bây giờ tôi rất muốn bù đắp cho chồng, nếu tôi mua một đôi giày y hệt như vậy, liệu tâm trạng anh sẽ khá hơn chứ?
Ngày sinh nhật, vợ nhận được một món quà bất ngờ từ chồng nhưng lại hãi khi thấy thứ...
Chuyện đến nước này, tôi không biết phải giải quyết thế nào, bởi chắc chắn hai người họ vẫn còn qua lại. Tôi có nên đến gặp cô ta và yêu cầu cô ta buông tha cho chồng mình không?