Chị em đổ xô uống giấm táo mỗi ngày để sạch mụn, giảm cân - nào ngờ những tác hại này lại khiến sức khỏe đi xuống trầm trọng
Uống giấm táo hàng ngày có tốt không?
Sử dụng giấm táo hàng ngày có thể giúp bạn ổn định lượng đường trong máu hơn sau mỗi bữa ăn. Uống giấm táo trước bữa ăn giàu carbohydrate đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến, thường xảy ra khi cơ thể bạn chuyển hóa thức ăn thành glucose để sử dụng làm năng lượng.
Bạn cũng có thể thấy mình ăn ít hơn khi uống giấm táo mỗi ngày, vì axit axetic (thành phần chính trong giấm táo) có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn.
Giấm táo cũng có thể giúp bạn tiêu hóa tốt hơn khi sử dụng hàng ngày. Axit axetic có trong nó được cho là giúp tiêu hóa protein, các chất lợi khuẩn có trong các enzym của giấm táo có thể kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn.
Ngoài ra, việc sử dụng giấm táo thường xuyên có thể là giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (chẳng hạn như bệnh tim và đột quỵ). Một nghiên cứu về việc sử dụng giấm táo để điều trị bệnh huyết áp cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn đáng kể ở những người ăn salad trộn dầu và giấm thường xuyên (5-6 lần hoặc hơn mỗi tuần) so với những người hiếm khi ăn chúng [2].
Chính vì vậy, việc sử dụng giấm táo với liều lượng vừa phải hàng ngày mang lại nhiều lợi ích nhưng bạn không được sử dụng giấm táo trực tiếp mà phải pha loãng nó.
Tác hại khi sử dụng giấm táo không đúng cách
Tăng nguy cơ hạ đường huyết
Giấm táo có lợi cho sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là một quan điểm đã được chứng minh. Thực tế là giấm táo có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Điều này đã được công bố trên một nghiên cứu đánh giá năm 2018. Tuy nhiên, sử dụng đồng thời giấm táo và insulin có thể gây hại cho sức khỏe.
Một nghiên cứu cho thấy dùng giấm hàng ngày có thể gây hại cho bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin và mắc bệnh dạ dày. Nguyên nhân là vì giấm táo làm giảm tỷ lệ làm rỗng dạ dày ở những bệnh nhân này.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Gây ra các vấn đề về dạ dày, đặc biệt đối với những người bị chứng dạ dày, là một tác hại phổ biến của giấm táo. Đây được xem là một rủi ro đối nghịch với lợi ích giúp giảm cân của giấm táo.
Tác dụng này đến từ việc giấm táo giúp làm chậm quá trình làm rỗng của dạ dày. Nhớ đó, giấm táo có thể điều chỉnh sự thèm ăn. Đây sẽ là một lợi ích tuyệt vời nếu như bạn không có vấn đề gì về sức khỏe. Giấm táo có thể gây ra những vấn đề về hệ tiêu hóa đối với bệnh nhân mắc chứng liệt dạ dày.
Ăn mòn men răng
Một tác dụng phụ của giấm táo mà bạn nên cân nhắc chính là làm hỏng men răng. Một nghiên cứu lưu ý rằng chế độ ăn uống có tính axit có thể dẫn đến xói mòn răng. Khi men răng bị mài mòn, răng của bạn sẽ nhạy cảm và dễ ê buốt hơn theo thời gian.
Gây hạ kali máu
Tiêu thụ một lượng lớn giấm táo có thể dẫn đến hạ kali máu. Lượng kali quá thấp có thể dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, táo bón, chuột rút cơ hoặc nhịp tim không đều.
Hạ kali máu đặc biệt đáng lo ngại đối với những người cũng đang dùng thuốc làm giảm kali, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu điều trị huyết áp cao.
Bỏng thực quản
Tác hại của giấm táo đến từ tính axit cao của nó. Nếu bạn uống thường xuyên hoặc với số lượng lớn, giấm táo có thể dẫn đến kích ứng cổ họng. Thậm chí, nó có thể dẫn đến bỏng thực quản nếu bạn không pha loãng khi uống. Một nghiên cứu kết luận rằng giấm táo có thể là nguyên nhân gây bỏng axit.
Hướng dẫn cách uống giấm táo không gây hại cho sức khỏe.
Như vậy, uống giấm táo có hại hay không là phụ thuộc vào cách mà mỗi người sử dụng. Nếu sử dụng đúng cách bạn sẽ phát huy được các công dụng vốn có của giấm táo. Vậy sử dụng giấm táo như thế nào là đúng cách?
- Pha loãng giấm táo trước khi uống
Giấm táo có tính acid mạnh, do đó khi pha loãng để uống sẽ tốt hơn cho dạ dày và hệ tiêu hóa, không gây ra các vấn đề như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy…
- Không uống sau khi ăn
Thời điểm uống giấm táo tốt nhất là vào sáng sớm trước khi ăn. Không nên sử dụng giấm táo sau khi ăn, sẽ làm giảm các lợi ích sức khỏe của nó.
- Uống từng ít một
Không chỉ nên pha loãng mà khi uống bạn cũng nên uống từ từ từng ít một sẽ hạn chế được các tác động lên hệ tiêu hóa
- Không được hít giấm táo
Các nghiên cứu cho rằng, uống giấm táo tốt cho sức khỏe nhưng việc hít giấm táo có thể gây hại cho phổi, gây nóng rát cho đường hô hấp vì giấm táo có tính acid cao.
- Không dùng giấm táo cho người bị loét dạ dày
Vì hàm lượng acid cao, chính vì vậy những người bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng giấm táo.
- Nên bắt đầu với số lượng nhỏ
Nếu mới sử dụng giấm táo để uống thì tốt nhất bạn nên dùng với lượng nhỏ (2-3 thìa pha với 150ml nước, uống 3 lần trong ngày) để kiểm tra xem dạ dày có thích nghi tốt không, sau đó hẵng tăng dần.
- Không nên uống giấm táo trước khi đi ngủ
Mặc dù có pha loãng thì việc uống giấm táo trước khi đi ngủ cũng là điều không nên bởi vì chúng có thể làm hại thực quản của bạn. Một mẹo nhỏ đó là sau khi uống giấm táo dù là thời điểm nào thì cũng nên đứng 30 phút để tránh tình trạng trào ngược dạ dày.
- Không lạm dụng
Giấm táo tuy có lợi nhưng nếu lạm dụng thì chúng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ cho dạ dày, tiêu hóa, men răng… Khi uống giấm táo bạn nên sử dụng uống hút, chúng sẽ giảm được các tác động của acid lên men răng.
- Chọn giấm táo chất lượng
Đa phận giấm táo hiện nay đều là dòng giấm táo hóa học, có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Chính vì thế, dù uống hay thoa lên mặt thì chị em cũng nên chọn dòng giấm táo hữu cơ lành tính, an toàn không chứa độc tố dư thừa.
Ngoài ra, việc mua giấm táo ở các địa chỉ uy tín cũng là điều kiện cần thiết để bạn mua được các sản phẩm chất lượng.
Tái chế túi trà: Cách đơn giản chăm sóc đôi mắt
Tái chế túi trà sạch là cách đơn giản giúp giảm bọng mắt, sưng tấy cũng như ngăn ngừa quầng thâm...
8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...
Chăm sóc da khi đi du lịch là một thách thức đối với một số người nhưng điều đó trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta áp dụng 8 mẹo vặt này.
Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!
Tóc mỏng rất mỏng manh nên bạn cần xử lý cẩn thận. Dưới đây là một số mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng của bạn.
4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên
Tóc là một phần quan trọng trên cơ thể, tuy nhiên để tránh ảnh hưởng đến bộ phận này về sau nhiều chuyên gia đã khuyên không nên thực hiện 4 thói quen này thường xuyên.