Chị em ở nhà nội trợ khi sinh con cũng có thể được hưởng chế độ thai sản?
Nội trợ thường được dùng để gọi người không đi làm mà ở nhà làm việc trong gia đình. Theo quy định hiện hành (khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) những người ở nhà làm nội trợ thuộc đối tượng không tham gia BHXH bắt buộc. Để đóng BHXH, họ chỉ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 4 Luật này nêu rõ, chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ gồm hưu trí, tử tuất và bảo hiểm hưu trí bổ sung mà không có chế độ thai sản. Chế độ thai sản là chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc bên cạnh ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
Tuy vậy, tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, cơ quan soạn thảo đã đề xuất bổ sung chế độ thai sản vào bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, BHXH tự nguyện sắp tới sẽ gồm các chế độ: Thai sản, hưu trí, tử tuất, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Điều đó có nghĩa, nếu Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội được thông qua, sắp tới, người nội trợ ở nhà, không đi làm và không đóng BHXH bắt buộc cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Về điều kiện, mức hưởng chế độ thai sản của người tham gia BHXH tự nguyện, Điều 100 dự thảo quy định nữ sinh con và lao động nam đang tham gia BHHX có vợ sinh con đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con được hưởng chế độ thai sản.
Về mức hưởng, khi người nữ đóng BHXH tự nguyện mà chết sau khi sinh, cha/người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng 2 triệu đồng/một con mới sinh. Lao động nam có vợ sinh con được hưởng 2 triệu đồng/một con mới sinh. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được hưởng 2 triệu đồng/một con mới sinh.
Ngoài nội dụng trên, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội còn điều chỉnh chế độ thai sản khi đóng BHXH bắt buộc. bên cạnh các đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi đóng BHXH bắt buộc nêu tại Điều 30 Luật BHXH năm 2014 hiện nay thì Điều 54 dự thảo đã bổ sung thêm một số đối tượng được hưởng chế độ thai sản gồm: Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Chủ hộ kinh doanh; Người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên làm việc không trọn thời gian, có mức lương tháng bằng/cao hơn mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất.
Mặt khác, Dự thảo còn điều chỉnh thời gian hưởng chế độ khám thai. Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi đi khám thai, người lao động được nghỉ 1 ngày/lần và được đi khám thai 5 lần trong suốt thời gian mang thai. Nếu chỗ khám thai ở xa hoặc lao động nữ có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày/lần khám thai.
Song, Dự thảo chỉ quy định người lao động nữ được đi khám thai 5 lần trong thời gian mang thai và tần suất mỗi lần đi khám là từ 1 - 2 ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...