Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, muốn có sức khỏe tốt khi mang thai và em bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh thì mẹ cần chú ý bổ sung đúng chất dinh dưỡng cho cơ thể vào từng thời kỳ phát triển của thai nhi.
Vì vậy, khi mang thai, các mẹ nên tạm hoãn những sở thích ăn uống của mình nếu như những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé. Các bà mẹ nên biết những gì là tốt, cần cho con thay vì “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai chỉ ăn những gì mình thích.
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ chưa phải tăng cân nhiều. Do đó, năng lượng trong 3 tháng đầu thai kỳ chỉ cần tăng 350kcalo/ngày so với bình thường. Trọng lượng cơ thể người mẹ trong thời gian này tăng 1kg là đạt chuẩn.
Tháng thứ nhất
Tháng thứ nhất trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ có sự biến đổi mạnh mẽ về nội tiết tố, gây ra cảm giác mệt mỏi và chán ăn. Nhưng đây lại là thời gian vô cùng quan trọng đối với bào thai. Do đó, dù không muốn ăn thì mẹ cũng phải ăn để đảm bảo đủ dưỡng chất, giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Trong thời gian này, mẹ bầu cần chú trong bổ sung protein, sắt, axit folic. Cần chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày. Đồng thời, chọn những phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột, uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
Tháng thứ 2
Đến tháng thứ 2, các cơn ốm nghén sẽ làm phiền bà bầu nhiều hơn, gây cảm giác vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Vì thế, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi thật nhiều và cố gắng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Mẹ bầu phải ăn để đảm bảo lượng calo cần thiết cho hằng ngày tăng khoảng 300 calo. Chất lượng món ăn cần phải chú trọng hơn.
Mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm như loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Trong tháng này vẫn cần bổ sung đầy đủ Axit folic. Mẹ bầu cũng nhớ hãy uống 2 lý sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời. Cần hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường.
Tháng thứ 3
Tháng thứ 3, các cơn ốm nghén vẫn làm phiền mẹ bầu liên tục, nên việc ăn uống trở nên khó khăn. Tuy nhiên, bước vào cuối tháng thứ 3, mẹ bầu cần phải tăng khoảng 0,4 – 1,7kg. Vì thế dù không muốn ăn uống gì thì mẹ bầu cũng phải cố gắng để ăn. Mẹ bầu hãy tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Có thể ăn vặt bằng trái cây khô để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày. Ngoài ra, vẫn tiếp tục bổ sung các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
Bước qua giai đoạn 3 tháng giữa phần lớn mẹ bầu đã không còn bị cơn ốm nghén hành hạ. Chế độ dinh dưỡng trong thời gian này cũng phải đa dạng hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nhu cầu năng lượng của mẹ bầu trong 3 tháng giữa cũng cần tăng thêm khoảng 300-350 calo/ ngày. Ngoài những dưỡng chất đặc biệt giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thời gian này cần tăng cường thêm nhiều dưỡng chất để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
Tháng thứ 4
Đến tháng thứ 4 mẹ bầu cần tập trung hơn vào việc ăn uống để thai nhi phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Lúc này, mẹ bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Đồng thời, bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày… để nâng cao hệ thống miễn dịch.
Tháng thứ 5
Đến tháng thứ 5, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về não bộ. Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng mẹ cần chú ý bổ sung các chất cần thiết giúp kích thích não của trẻ phát triển tốt nhất. Do đó, bà bầu hãy tích cực bổ sung các thực phẩm giàu DHA như trứng, cá và các loại đậu… trong tháng này,
Thai tháng thứ 6
Ở tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi đã lớn hơn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung sắt bằng các thực phẩm như rau cải trắng, khoai tây, các loại đậu, thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, các loại trứng, hạt vừng, hoa quả… Đồng thời, ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như lòng trắng trứng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi.
Ở giai đoạn này, mẹ cần chú ý bổ sung Canxi cho cơ thể. Nếu lượng Canxi không được bổ sung đầy đủ thì con sinh ra dễ bị còi xương, loãng xương, răng lợi yếu hay tật gù lưng bẩm sinh. Mẹ bầu cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm thực phẩm chứa dầu mỡ và muối, để tránh bị phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Đây là 3 tháng cuối trong quá trình mang thai, cũng là lúc mẹ bầu cần tăng cường dinh dưỡng để chuẩn bị cho kỳ vượt cạn sắp tới cũng như cung cấp những dưỡng chất cần thiết nhất cho thai nhi, bởi vì giai đoạn này em bé hấp thu rất tốt dưỡng chất từ mẹ.
Tháng thứ 7
Tháng thứ 7 là giai đoạn mà nhu cầu sắt của cơ thể bà bầu là rất lớn. Vì thế mẹ bầu hãy tích cực ăn thịt nạc, cá, rau quả, trái cây, gan động vật, các loại đậu… Bên cạnh đó, cũng lưu ý bổ sung thêm canxi, phốt pho, i ốt và kẽm cho cơ thể từ các loại thực phẩm như rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng… Bà bầu cần chia bữa ăn thành nhiều lần và tránh xa thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và thức ăn cay.
Tháng thứ 8
Giai đoạn này bà bầu nên ăn nhiều các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt, cá… để bổ sung thêm năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể, nhưng không nên quá lạm dụng các sản phẩm bổ dưỡng như dầu gan cá, vitamin tổng hợp, nhân sâm… Theo các bác sĩ chuyên khoa, tháng thứ 8 mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm như gạo, ngũ cốc, trứng, các loại thịt, cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), rau xanh, trái cây… Đặc biệt là cần bổ sung omega-3 để giúp bé tăng trưởng và phát triển trí não nhanh nhất trong giai đoạn này.
Tháng thứ 9
4 tuần cuối, bé con phát triển nhanh nhất với tốc độ chóng mặt nên mẹ bầu phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng. Mẹ bầu hãy chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Cần tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu Canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, cũng như chuẩn bị cho việc tiết sữa cho con bú sau này.
Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng để các mẹ tham khảo và áp dụng một cách tốt nhất. Như vậy, 9 tháng mang thai sẽ rất nhẹ nhàng, mẹ khỏe và con phát triển tốt.
Thực hư ăn hành tây nướng ngừa bệnh đột quỵ
Trên mạng có thông tin ăn hành tây nướng thường xuyên sẽ phòng ngừa được bệnh đột quỵ, thực hư...
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....