Chế độ ăn ngừa viêm xoang tái phát
Bệnh viêm xoang là bệnh mạn tính hay gọi là cơ địa dị ứng nhiễm trùng. Do đó, bệnh phải điều trị lâu dài. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của thầy thuốc thì bệnh nhân cần tạo điều kiện môi trường sống tốt tránh lạnh và ẩm kéo dài và có một chế độ ăn uống phòng thức ăn dị ứng gây xuất tiết và tăng sức đề kháng của cơ thể để mang lại hiệu quả điều trị.
Trước hết, người bệnh viêm xoang hằng ngày uống đầy đủ, uống nước đun sôi để nguội (khoảng hai lít/ngày hay nhiều hơn càng tốt), chia ra làm nhiều lần (không nên vì ngại phải đi tiểu nhiều mà không uống nước). Uống đủ nước giúp làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, qua đó, cơ thể dễ khạc đàm, tống bụi bẩn ra ngoài.
Đối với chế độ ăn uống cân bằng thì hằng ngày cần ăn nhiều rau xanh như: rau mồng tơi, bồ ngót, cải ngọt, bông cải...Các loại của quả màu vàng như: đu đủ, bí rợ , cà rốt…để bổ sung vitamin A dưới dạng tiền vitamin A giúp cơ thể bảo vệ niêm mạc. Có thể ăn 1-3 lần/tuần.
Ăn các loại gia vị như hành, gừng, tỏi… chứa các hoạt chất kháng sinh thực vật và các loại cá chứa nhiều chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp. Ngoài ra tăng cường ăn các loại quả chứa nhiều vitamin C như: bưởi, cam, quýt, chanh... để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Về mùa lạnh cần uống nước ấm, uống các loại trà thảo dược (trà hoa cúc, hoa nhài,..) cũng có tác dụng tốt để giảm các triệu chứng: đau đầu, làm mũi thông thoáng, dễ thở.
Để tránh tái phát và bệnh kéo dài người mắc bệnh viêm xoang cần tránh lạnh và ẩm nên khi ra ngoài nhất là buổi sáng sớm thời tiết lạnh cần dùng khẩu trang, xoa nóng mũi trước khi ra lạnh. Buổi tối trước khi đi ngủ, có thể ngâm chân bằng nước nóng ấm từ 15 - 20 phút.
Không nên uống nước lạnh hay nước đá, vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Không uống các thức uống nhiều đường vì có thể làm mũi nhầy đặc lại. Không ăn những thức ăn mà cơ thể bị dị ứng như: thịt bò, cua, tôm, nghêu, sò… Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ bơ, sữa. Không uống cà phê, bia, rượu vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại, hơn nữa rượu được xem là một chất lợi tiểu, kích thích việc đào thải nước nên cơ thể thiếu nước, ảnh hưởng xấu đến việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang.
Không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh (khi chưa có chỉ định của bác sĩ) vì dễ gây ra hiện tượng nhờn thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng cần có chế độ tập luyện phù hợp, tạo điều kiện môi trường sống tốt, trong lành giúp bệnh không tái phát và kéo dài.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...