Chàng trai Sài Gòn được cha đặt cho cái tên kỳ lạ, hay bị bạn bè trêu chọc, lớn lên mới hiểu và cảm ơn cha mẹ
Tên không chỉ đơn giản dùng để gọi, phân biệt giữa người này với người khác mà còn ẩn chứa bao ý nghĩa. Vì thế, các bậc phụ huynh thường phải “nát óc” suy nghĩ cái tên thật hay và thật đặc biệt để đặt cho con mình. Câu chuyện của chàng trai tại TP.HCM dưới đây là một minh chứng.
Mở đầu câu chuyện, chàng trai 20 tuổi hào hứng chia sẻ: “Em muốn "flex" (khoe) cái tên độc lạ mà ba đặt cho em. Em tên Lê Minh Win, 100% là người mang quốc tịch Việt Nam. Ba mẹ em là người miền Trung, lúc sinh em ra không hiểu vì lý do gì hay bằng cách nào đó đã đặt cho em cái tên này”.
Chàng trai tên Lê Minh Win.
Lê Minh Win hài hước nói cái tên đã mang cho cậu biết bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn. Từ nhỏ, cậu luôn bị các bạn châm chọc, lớn lên vẫn thế. Họ luôn nghĩ cái tên của cậu mang ý nghĩa là chiến thắng, vì thế đã đọc ngược thành Lê Minh "Lose” (nghĩa là "thất bại").
“Ý nghĩa tên của em không phải vậy. Ba nói với em rằng tên Win mang ý nghĩa là chiến thắng nhưng không phải chiến thắng người khác hay chiến thắng trò chơi nào đó. Nó là chiến thắng chính bản thân của mình.
Đôi khi mình chấp nhận thua cuộc và nhìn người khác chiến thắng, song bản thân mình thấy vui vẻ, hài lòng thì đó cũng là chiến thắng. Ba muốn em chiến thắng theo cách đó, chứ không phải như nhiều người vẫn nghĩ”, Win tâm sự.
Chàng trai Gen Z biết có rất nhiều người Việt sở hữu tên đặc biệt không thua kém gì cậu nhưng muốn khoe cái tên tuyệt vời này cho mọi người cùng biết. Bởi đơn giản vì đó là tên cho cha đặt. “Nếu như ngày nhỏ em không thích cái tên Win, thậm chí có chút giận hờn ba. Càng lớn, em càng hiểu hơn nỗi lòng của ba muốn gửi gắm vô cái tên của con trai. Giờ em có thể tự tin nói lời cảm ơn ba đã đặt cho em cái tên tuyệt vời này, để em cảm thấy bản thân thật đặc biệt", chàng trai nói.
Gia đình của chàng trai Gen Z.
Nhắc đến chuyện trong bảng chữ cái tiếng Việt không có chữ W, như vậy sẽ không thể đặt tên được, Win cho biết bản thân không rõ. Cậu sinh tại Bình Định, làm giấy khai sinh tại đó. “Mẹ em nói hồi đó cán bộ xã cũng chịu làm giấy khai sinh cho em là Lê Minh Win.
Hồi em học cấp I, thầy cô giáo cũng nói tên chữ W không đặt được. Em cũng kể với thầy cô rằng ban đầu ba định đặt cho em là Lê Minh Victoy. Sau đó cán bộ xã khuyên đổi sang tên khác, ba liền đặt là Win”, chàng trai Gen Z tâm sự.
Chàng trai đang theo học tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên ở TP.HCM.
Win hiện đang theo học lớp 12 tại một Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên. Cậu bảo vì bản thân gặp một số chuyện nên học trễ gần 2 năm so với các bạn cùng lứa tuổi. “Em đang theo học ngành Thiết kế đồ họa. Em biết bản thân chậm hơn so với chúng bạn cùng trang lứa nhưng không vì thế mà nản lòng.
Em luôn tự động viên bản thân phải thật cố gắng, bình tĩnh chiến thắng chính bản thân. Ba mẹ cũng nói rằng đôi khi đi chậm chưa chắc đã thất bại, chỉ cần em là chính em”, Win bộc bạch.
Khi đặt tên con, phụ huynh cần lưu ý chấp hành một số quy định tại BLDS và Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau: - Tên của cá nhân được xác định theo tên trong giấy khai sinh của người đó. - Hạn chế đặt tên trong một số trường hợp sau đây: + Tên của cá nhân xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Hiện Bộ luật Dân sự cũng đưa ra quy định nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể cho trường hợp này. + Tên của cá nhân không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Trong đó, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nêu tại Điều 3 Bộ luật Dân sự gồm: Bình đẳng, không được phân biệt đối xử; tự do, tự nguyện thỏa thuận; không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội… + Tên của công dân Việt Nam không được đặt bằng tiếng Việt hoặc bất cứ một thứ tiếng của dân tộc khác của Việt Nam. Ví dụ, là công dân Việt Nam nhưng cá nhân lại được đặt tên khai sinh là Annabella, Irene, Helen… Thay vào đó, có thể đặt tên theo phiên âm tiếng Anh như Ly Na… + Tên khai sinh của cá nhân được đặt bằng một ký tự mà không phải chữ. Ví dụ không được đặt tên con là Nguyễn Văn A hoặc Trịnh Thị #.... + Không đặt tên con quá khó sử dụng hoặc quá dài. Tuy nhiên, thế nào là tên quá dài hoặc tên thế nào là khó sử dụng thì hiện chưa được hướng dẫn cụ thể. + Đặt tên cho con phải giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam. Tương tự như lưu ý đặt tên ở trên, hiện Bộ Tư pháp đưa ra yêu cầu này tuy nhiên chưa có bất cứ một văn bản nào hướng dẫn chi tiết các yếu tố được xác định để đặt tên con như trên là gì. |
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...