Chàm sữa ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi nếu mẹ biết cách chăm sóc theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Theo thống kê, cứ 10 trẻ sơ sinh chào đời sẽ có 2 trẻ mắc bệnh chàm sữa. Đây là một dạng bệnh da liễu với đặc trưng là những mảng mụn nước màu hồng, đóng mài, tróc vảy xuất hiện vùng hai bên má, da đầu và thân mình trẻ sơ sinh.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang – Khoa Da liễu Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) cho biết có nhiều nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa, chủ yếu do cơ địa dị ứng ở trẻ gây ra.
“Hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh sẽ giảm dần khi bé bước vào độ tuổi mầm non (3 – 5 tuổi). Nhiều trẻ lớn qua giai đoạn 5 – 7 tuổi mới hết chàm sữa”, bác sĩ Quang thông tin.
Bên cạnh đặc điểm cơ địa, trẻ bị chàm sữa còn do yếu tố di truyền. Những bậc cha mẹ mắc các chứng hen suyễn, mề đay, dị ứng… trẻ sinh ra cũng có nguy cơ các mắc các chứng bệnh này.
Các yếu tố môi trường gây kích ứng như: Lông chó mèo, hóa chất, bụi bẩn, thức ăn có thành phần gây dị ứng, dầu gội, sữa tắm... cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa?
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang cho biết, hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh sẽ khỏi dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và loại bỏ các tác nhân gây kích ứng khiến bệnh trở nặng.
Hội chứng chàm sữa quá nặng có thể khiến bé khó chịu, quấy khóc, bỏ bú, mẹ có thể dùng một số sản phẩm dưỡng ẩm bôi lên vùng da trẻ. Các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ thường khuyên dùng cho trẻ sơ sinh bị chàm như: Cetaphil, eucerin, dexeryl…
Trong quá trình vệ sinh thân thể cho bé, mẹ lưu ý giới hạn thời gian tắm chỉ từ 5 – 10 phút. Các sản phẩm làm sạch, xà phòng tắm cho trẻ có hiện tượng chàm sữa nên chọn loại dịu nhẹ, độ pH cân bằng. Sau khi tắm xong, mẹ dùng khăn bông mềm lau khô da đồng thời tiếp tục bôi các sản phẩm dưỡng ẩm.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi cho con bú cũng cần được chú ý để hạn chế sự phát triển của chàm sữa. Bác sĩ Huỳnh Văn Quang khuyên các bà mẹ nên hạn chế ăn một số thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như hải sản, trứng, thực phẩm lên men, thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm cay...
Nếu tình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh ngày càng nặng và lây lan lên nhiều vùng da, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị chuyên sâu thích hợp.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...