Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi: 8 điều bất cứ bà mẹ nào cũng nên biết
Nội dung bài viết:
Nhiều mẹ thắc mắc rằng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển như thế nào là bình thường hoặc trẻ 2 tháng tuổi biết làm những gì, đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ.
Trong bài viết này, Phụ nữ sức khỏe sẽ cung cấp tất tần tật về cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mà mẹ nào cũng nên nắm rõ.
1. Cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Khi trẻ được 2 tháng tuổi, các giác quan của bé gần như đã biết nhận thức với những tác động xung quanh, bé có thể cảm nhận được những cử chỉ, lời nói yêu thương từ mẹ.
Bên cạnh đó, bé cũng đã nhận biết được đồ vật, mọi ý thức như cần, thích, không thích gần như đã được hình thành.
Một số bé đã biết la hét hoặc cười, lúc này mẹ trò chuyện với con chính là cách giúp bé phát triển trí não nhận thức.
Vậy, bé sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu là chuẩn?
- Với bé gái: Nặng khoảng 4 đến 5,4 kg, cao từ 54,5 đến 59,2 cm.
- Với bé trai: Nặng từ 4,3 đến 6kg, cao từ 55,5 đến 60,7 cm.
Mẹ thử cân nặng và đo chiều cao của con mình xem có đạt chỉ số trên đây hay không. Nếu đáp ứng chỉ số trên chứng tỏ bé đang phát triển một cách bình thường.
2. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Với những bé đã được 2 tháng tuổi cần ngủ một ngày trung bình từ 15-17 tiếng, trong đó bé cần ngủ 8-10 tiếng ban đêm và 6-7 tiếng ban ngày.
Trung bình mỗi giấc ngủ của bé kéo dài từ 1-3 tiếng. Khoảng 30 phút -1 tiếng sau bữa ăn bé sẽ có những dấu hiệu buồn ngủ, mẹ cần chú ý để biết nhu cầu của con, có thể bé sẽ quấy khóc, gắt ngủ nhưng cũng có những bé tự ngủ một cách ngon lành.
Mẹ có thể đặt bé vào võng hoặc nôi lắc nhẹ nhàng để ru bé ngủ.
3. Cảm xúc của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Khi trẻ sơ sinh bước vào giai đoạn tháng thứ 2, bé sẽ bắt đầu biết thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau như mong đợi, muốn hoặc không muốn.
Bé đã cảm nhận được sự dỗ dành từ cha mẹ hoặc giọng nói quen thuộc
Bé cũng biết cười với người khác hoặc cảm nhận được sự ẵm bồng
Trẻ 2 tháng tuổi bắt đầu biết chú ý vào gương mặt của người khác.
Nhận ra người ở khoảng cách gần và theo dõi những vật chuyển động
Bé biết thể hiện cảm xúc buồn chán bằng hành động khóc quấy.
4. Hoạt động của bé
Bước sang tháng thứ 2, bé không chịu nằm yên ngủ như giai đoạn trước đó nữa. Mẹ cũng sẽ vất vả hơn một chút vì có thể bé sẽ bắt mẹ phải bế nhiều hơn.
Thỉnh thoảng bé sẽ xòe rộng tay để tóm chặt một vật nào đó, tóc hoặc áo mẹ.
Nhiều bé sẽ cho tay vào miệng, nếu mẹ đưa cho con một món đồ nhẹ thì bé cũng có thể cầm lên được.
Bé bắt đầu chóp chép miệng và phát ra các âm thanh như ê, a, hóng chuyện, chăm chú vào cử động miệng của bạn.
Vì vậy, mẹ nên nói chuyện với bé nhiều hơn trong giai đoạn này, mẹ cũng có thể kể chuyện hoặc hát cho bé nghe.
Đối với thính giác, bé 2 tháng tuổi có thể nghe được những âm thanh ở khoảng cách gần. Bé sẽ có xu hướng quay mặt về người nói chuyện với bé. Đặc biệt con cực kỳ thích thú nếu nghe được giọng nói của mẹ, ngoài ra bé còn biết phản xạ với âm thanh bằng cách phản ứng đáp lại hoặc chăm chú lắng nghe.
5. Tầm nhìn của bé
So với lúc chào đời, lúc này bé đã nhìn được xa hơn, bé thường chăm chú nhìn vào những đồ vật để gần.
Trẻ 2 tháng tuổi cũng có thể nhận biết được 2 màu sắc cơ bản đó là đen và trắng, vì vậy mẹ nên mua cho bé những loại đồ chơi nhiều màu sắc để phát triển thị giác cho trẻ.
Mẹ cũng nên mua cho bé những đồ chơi phát ra âm thanh vì giai đoạn này bé đã biết chú ý lắng nghe và thích thú khi có âm thanh, giúp phát triển thính giác của bé.
Có một mẹo đơn giản giúp mẹ chăm trẻ 2 tháng tuổi nhàn hơn đó mẹ có thể buộc một chiếc khăn màu đỏ ở trên màn, bay phất phơ, trẻ sẽ thích thú và chơi được rất lâu.
6. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Khi bé được 2 tháng tuổi, mẹ cần làm gì để giúp con phát triển tốt nhất? Dưới đây là gợi ý một số bí kíp để mẹ có thể chăm con một cách khoa học nhất:
- Tranh thủ những lúc con thức, chơi, ăn hoặc tắm,... thì mẹ hãy âu yếm, nói chuyện với con nhiều hơn để bé phát triển nhận thức.
- Khi bé quấy khóc nếu không có nguyên nhân gì thì mẹ hãy để bé nằm khóc một mình khoảng 5-10 phút để bé tự nín. Bằng cách này, mẹ đã giúp bé học cách tự trấn an bản thân.
- Mẹ nên luyện cho con thói quen ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày để hình thành thời gian biểu cho bé.
- Mẹ nên hiểu rõ con muốn gì và không muốn gì để áp ứng cho con, giúp con dễ chịu hơn.
- Hãy tỏ ra luôn hào hứng khi bé phát ra âm thanh dù chỉ là những tiếng ú ớ.
- Mẹ có thể thỉnh thoảng bắt chước âm thanh của bé để làm theo
- Mẹ nên hát cho bé ngủ, đọc sách, nói chuyện với bé nhiều hơn
- Cùng bé chơi trò ú òa, giúp bé vui vẻ và thoải mái
- Mẹ nên cho bé nằm sấp khi bé thức dậy và đặt những món đồ chơi cạnh bé
- Mẹ cũng có thể cho bé cùng xem một bức tranh và nói về nó
- Bé rất thích thấy mình trong gương nên mẹ có thể đặt một chiếc gương an toàn trong cũi hoặc trên giường của bé.
- Cuối cùng, một chi tiết quan trọng mà mẹ nên thực hiện mỗi ngày để chăm sóc bé sơ sinh đó là massage cho bé.
Việc massage nhẹ nhàng cho bé mỗi ngày sẽ giúp con yêu tăng cường hệ miễn dịch cũng như hệ tuần hoàn và cho bé một tinh thần thoải mái, dễ chịu.
Mẹ hãy đặt bé vào phòng ấm, tránh gió lạnh lùa vào người bé, sau đó tiến hành những động tác massage nhẹ nhàng trên cơ thể bé.
Mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường, đầu tiên lăn nhẹ 2 cánh tay bé, sử dụng đầu ngón tay mẹ xoáy theo đường tròn nhỏ ở má, cằm, xoa bóp nhẹ nhàng 2 bắp chân của bé,...
Mẹ có thể tìm hiểu những động tác massage dành cho bé 2 tháng tuổi để thực hiện theo.
7. Mẹ cần tránh những gì khi chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi?
- Với trẻ mới được 2 tháng tuổi mẹ tuyệt đối không được cho bé uống nước
- Nếu ẵm bé ra ngoài tắm nắng, mẹ phải cẩn thận không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt con. Ngoài ra mẹ cần tránh ánh sáng chụp ảnh vì có thể làm ảnh hưởng đến mắt bé.
- Nếu bé gặp vấn đề về sức khỏe, mẹ không được tự ý mua thuốc về cho bé dùng mà cần có ý kiến của bác sĩ
- Tuyệt đối tránh xa một số vật nguy hiểm gần bé như nước nóng, thức ăn nóng,... Đây là giai đoạn bé đã biết quờ quạng nên mẹ cần phải hết sức cẩn thận.
- Nguồn thức ăn chính lúc này của bé đó chính là sữa mẹ. Mẹ nên chú ý thực đơn bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp nguồn sữa cho con bú no và đủ chất mỗi ngày, giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Một số bí kíp chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi nói trên sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh khi chăm con những năm đầu đời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...