Chăm chỉ uống loại 'nước thần' này trong thời gian ở cữ, mẹ bỉm sữa mọc tóc 'như nấm', da căng mịn, sữa tràn trề
Những thay đổi của cơ thể mẹ sau sinh
Theo VietNamNet, một trong những nguyên nhân chính đó là do sự biến đổi hormone. Chính vì vậy, các mẹ nên tìm hiểu và chuẩn bị tâm lý để lấy lại cân bằng cho cuộc sống.
Cơn đau sau sinh
Nhiều mẹ cho rằng khoảnh khắc đau nhất là khi sinh con, vượt qua được sẽ thành công. Tuy nhiên, dù sinh thường hay sinh mổ thì vết thương sau sinh vẫn có thể kéo dài tới một vài tuần hoặc một vài tháng mới khỏi. Đó là những cơn đau âm ỉ, mang đến cảm giác khó chịu.
Cũng vì thế, mẹ nên chuẩn bị tâm lý từ trước, có sẵn nệm cho sau sinh và hạn chế việc di chuyển hay làm việc nặng để tránh gây ảnh hưởng đến vết thương. Những mẹ không thể chịu đau nên trao đổi trước với bác sĩ để có giải pháp phù hợp khi sinh bé.
Nhạy cảm hơn với mùi hương
Một người mẹ từng tâm sự: "Sau sinh, em vừa sợ nước, sợ lạnh và các thành phần trong bột giặt khiến em cảm thấy như không thể giặt sạch được quần áo của con. Thêm vào đó, mùi hương của nước xả vải lại khiến em sợ sẽ không tốt cho con nên đôi khi bỏ qua bước xả luôn..."
Sau sinh, phụ nữ có thể trở nên nhạy cảm với nhiều mùi hương khác nhau, trong đó có mùi nước xả vải nên thường bỏ qua bước này. Thực ra, không dùng nước xả thì còn không tốt hơn vì áo quần bé bị ám mùi chất thải nôn trớ gây ảnh hưởng không tốt đến khứu giác cho cả mẹ và bé, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời. Hơn nữa, lúc này, da của bé vẫn còn rất mỏng manh và vô cùng nhạy cảm, nếu mẹ chỉ giặt quần áo bằng bột giặt mà bỏ qua bước xả, quần áo của bé sẽ rất dễ trở nên khô cứng khiến bé bị kích ứng da.
Một gợi ý nho nhỏ là các mẹ có thể lựa chọn nước xả vải với mùi hương dịu nhẹ giúp khử được mùi nôn trớ nhưng phải đảm bảo được sự an toàn cho trẻ nhỏ. Nước xả vải dành riêng cho bé cần có thành phần gốc thực vật, không chứa chất hóa học và được chứng nhận an toàn bởi các tổ chức, cơ quan uy tín.
Khóc nhiều hơn
Với những người lần đầu làm mẹ chưa có kinh nghiệm, có lúc sẽ rất mệt mỏi, tủi thân trong quá trình chăm con. Mẹ khóc thường xuyên thậm chí ngay cả bản thân mẹ cũng không hiểu lý do tại sao lại khóc. Đôi khi chỉ cần nhìn con đang ngủ ngon trong vòng tay cũng có thể khiến mẹ rơi lệ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có sự lo lắng, bất an, thường hay xuất hiện ở người lần đầu tiên làm mẹ do chưa biết mình phải nên làm gì để chăm sóc tốt nhất cho con; do cơ thể mẹ thay đổi nội tiết tố và nhiều nguyên nhân khác. Vì vậy, các thành viên trong gia đình cần giúp đỡ phụ nữ sau sinh bằng cách quan tâm, chia sẻ và trò chuyện nhiều hơn.
Cảm thấy mệt, mất ngủ triền miên
Sau sinh, cảm giác mệt mỏi từ những đêm thức trắng chăm nom, bế con, những lúc con khóc hay ốm đau khiến nhiều bà mẹ không còn thời gian chăm sóc bản thân, ngủ không đủ giấc, ăn uống qua loa, không đủ chất dinh dưỡng. Chính vì thế, mẹ cần chuẩn bị trước các sản phẩm chăm sóc cho bé, như một bộ quần áo mềm mại được chăm sóc cẩn thận với nước xả vải sẽ giúp con thoải mái hơn, ít quấy khóc và ngủ ngon hơn, cũng như chia sẻ việc với chồng để bớt cảm thấy mệt mỏi.
Uống sữa hạt thay bữa sáng khi ở cữ
Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, ăn theo cách truyền thống bà ngoại chăm sóc lúc ở cữ mà chị Quỳnh Trang (Hà Nội) cảm thấy cơ thể bị quá tải không thể chịu nổi nếu bữa nào cũng ăn nhiều chất như vậy. Vì thế chị chuyển qua ăn sáng bằng cách uống sữa hạt.
Mẹ bỉm 3 con cho biết, mỗi ngày chị tự làm khoảng một lít sữa hạt và uống vào thời điểm 7-8h sáng và 3-4h chiều/ngày để thay thế các bữa phụ mà trước đó chị hay ăn như cháo, gà tần, chim tần…
Để không ngán, chị Trang chú ý thay đổi đa dạng các loại hạt với nhau như: óc chó, macca, hạt điều, hạnh nhân, hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, mè đen, đậu gà, hạt kê…
Bên cạnh việc bổ sung sữa hạt trong chế độ ăn uống hàng ngày, bà mẹ 3 con còn uống thêm sắt, vitamin tổng hợp.
Khi uống sữa hạt trong thời gian ở cữ, mẹ bỉm nhậnthấy được rất nhiều lợi ích của sữa hạt mang lại với sự thay đổi vóc dáng, làn da, sức khỏe, sữa mẹ của chính mình.
“Em thấy nội tiết và hệ tiêu hóa thay đổi rõ rệt, da dẻ hồng hào hơn và tóc không bị rụng nữa”, chị Trang nhận xét.
Chị Trang cho biết, sau sinh có lẽ việc rụng tóc và táo bón là ác mộng của rất nhiều mẹ bỉm sữa nhưng chỉ cần uống sữa hạt sau 2 tuần sẽ thấy tác dụng rõ rệt. Đặc biệt, từ ngày uống sữa hạt thì sữa mẹ về rất dồi dào, đặc sánh và thơm dịu ngọt. Có lúc nhiều sữa quá, mẹ bỉm còn vắt cho con gái lớn uống và được khen thơm ngon.
Bên cạnh đó, chị Trang cũng cho biết nhờ uống sữa mà cô được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tốt cho mắt, dễ tiêu hóa, ít năng lượng nên kiểm soát lượng đường trong máu, làn da khỏe mạnh… Các loại sữa hạt cũng có tác dụng rất tốt đến sức khỏe tinh thần, tăng cường trí nhớ và giúp giảm áp lực, mệt mỏi cho mẹ.
Sau sinh lần 3, em bé được chị Trang cho bú sữa mẹ trong khi mẹ uống sữa hạt thì chị quan sát thấy con cũng cứng cáp rắn hỏi hơn so với hai con lớn.
Chăm sóc bà mẹ sau sinh
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, thai phụ sau khi sinh nghỉ ngơi rất quan trọng, nhưng hoạt động một cách thích hợp, khoa học lại thực sự cần thiết, có lợi cho sức khỏe.
Sản phụ thực hiện 4 sớm: “bú sớm, ăn sớm, uống sớm, vận động sớm”.
Sau khi sinh, tuyến vú sẽ phát triển mạnh, xung quanh đầu vú sẽ có sữa tiết ra, việc làm sạch đầu và bầu vú là rất quan trọng, tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm đầu vú và viêm tuyến vú. Cho dù tạm thời chưa có sữa thì thai phụ cũng vẫn nên cho con bú để kích thích tiết sữa.Không nên bó bụng sau khi đẻ
Sau khi sinh, tử cung bắt đầu hồi phục, trong khoảng 10 ngày có thể hạ xuống vào xương chậu, nhưng phải cần 6 tuần mới trở lại kích thước ban đầu. Mà những dây chằng cố định ở tử cung do kéo dài quá mức trong thời kỳ mang thai nên có phần lỏng lẻo so với lúc trước khi mang thai. Tổ chức hỗ trợ âm đạo và đáy chậu do phải căng ra quá mức khi sinh nở và bị tổn thương, khiến tính đàn hồi của chúng giảm xuống, không thể phục hồi hoàn toàn trạng thái như ban đầu, bị ảnh hưởng do tử cung phình to khi mang thai, thành bụng sau khi sinh rất lỏng lẻo, sau một khoảng thời gian nhất định mới có thể hồi phục.
Vệ sinh cơ thể như thế nào?
Sau khi sinh con 1-2 ngày, thể lực bà mẹ tiêu hao khá nhiều, lượng máu đẻ thoát ra ngoài nhiều, cộng thêm vào đó là vết thương vùng tầng sinh môn hay vết mổ nên không thể tắm gội ngay được. Vài ngày sau sinh, thai phụ có cảm giác da dẻ toàn thân dấp dính do mồ hôi, cảm thấy bứt rứt khó chịu, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh, lúc này có thể tắm được, nhưng chỉ nên tắm đứng không nên tắm bồn. Lúc này miệng cổ tử cung vẫn chưa đóng kín, tắm bồn dễ làm cho nước bẩn đi vào tử cung gây viêm nhiễm. Có thể dùng nước ấm pha muối loãng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh tầng sinh môn.
Môi trường, lối sống sẽ giúp cho bà mẹ và trẻ sơ sinh khỏe mạnh
Nhiệt độ phòng ổn định 22-24 độ là tốt nhất. Mùa đông phòng phải ấm và có đủ độ ẩm cần thiết, nếu khô quá sẽ bị khô cổ họng, thậm chí xuất huyết niêm mạc mũi. Độ ẩm cao quá sẽ làm cho tuyến mồ hôi ở da không tiết ra được, cũng sẽ làm bà mẹ bứt rứt khó chịu. Mùa hè trời quá nóng cũng dễ dẫn đến cảm nóng, da dễ bị mẩn ngứa. Thông gió trong phòng thực sự quan trọng và cần thiết. Cần giữ không khí trong lành trong phòng, giảm thiểu sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn có thể phòng ngừa các chứng cảm ở mẹ và bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Khi thông gió cần phải phòng ngừa luồng gió đối lưu, mỗi lần thông gió khoảng 10 phút, mỗi ngày làm 2 lần sáng, tối.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...