Cha mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho?
Nội dung bài viết:
Nguyên nhân trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho
Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn non nớt, do đó trẻ rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân, mầm bệnh từ môi trường xung quanh, đặc biệt là với trẻ sinh non, trẻ không được bú sữa mẹ hay trẻ mắc bệnh lý hô hấp bẩm sinh. Triệu chứng thường gặp nhất là trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho sổ mũi.
Ho là phản ứng của cơ thể để tự bảo vệ mình, giúp tống xuất các chất bài tiết (đờm, nước mũi), các dị vật gây kích thích và các vi khuẩn bám trên đường hô hấp ra ngoài, giúp làm sạch đường thở. Khi trẻ dưới 1 tháng tuổi bị ho, bố mẹ hãy quan sát kỹ các triệu chứng ho của trẻ vì dấu hiệu của cơn ho sẽ giúp bố mẹ phần nào xác định được nguyên nhân.
Trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho khan: Đây là loại ho thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, thường xảy ra khi thanh quản bị viêm hoặc đây là phản ứng của khí quản khi nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho khò khè: Do đường thở phía dưới (đường hô hấp dưới) của trẻ tăng tiết dịch nhầy, thường do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc có dị vật gây vướng trong khí quản của trẻ.
Trẻ ho kéo dài hoặc cơn ho thường xuất hiện vào ban đêm: Do dị ứng thời tiết hoặc bị nhiễm lạnh.
Ho đột ngột sau đó kéo dài dai dẳng, kèm theo tiếng thở rít: Có thể trẻ bị hen suyễn do tiếp xúc với khói thuốc lá, lông thú nuôi, bụi, phấn hoa…
Ho dai dẳng kéo dài đi kèm với khó thở, sốt cao 39 – 40 độ C hoặc cao hơn: Dấu hiệu viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm họng cấp.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm: Một trong những triệu chứng hen suyễn hoặc nhiễm lạnh.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho kéo dài, xuất hiện tự nhiên hoặc do một kích thích nhỏ. Ban đầu trẻ chỉ xuất hiện những cơn ho nhẹ, sau đó ho nhiều, ho dữ dội kèm theo tiếng thở rít, sốt nhẹ. Sau mỗi cơn ho, da mặt trẻ tím tái do bị ngưng thở, chảy nước mũi, nôn trớ nhiều đờm: Đó chính là những dấu hiệu của bệnh ho gà.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho do sặc sữa: Sặc sữa chủ yếu xảy ra khi cha mẹ cho trẻ bú sữa không đúng tư thế, cho trẻ bú khi đang khóc, sữa trong bình hoặc trong vú mẹ chảy quá nhiều làm trẻ nuốt không kịp.
Trẻ sơ sinh bị ho nhiều, nôn trớ: Do trào ngược dạ dày thực quản, trẻ từ vài ngày tuổi đến 10 tháng tuổi dễ mắc phải hơn so với những trẻ trên 12 tháng tuổi do cơ quan tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ.
Trẻ sơ sinh bị ho kèm tím tái: Nghi ngờ do bệnh tim ở trẻ sở sinh. Phần lớn là tim bẩm sinh, trong đó nguyên nhân di truyền chiếm đa số.
Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho
1. Ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc
Với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ nhỏ và trẻ ở các độ tuổi khác, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên cha mẹ nên ưu tiên áp dụng các biện pháp chăm sóc không dùng thuốc cho trẻ. Chỉ nên dùng thuốc nếu những biện pháp này không hiệu quả và sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay thị trường có nhiều loại thuốc ho có chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi, trong đó có trẻ 1 tháng tuổi do chúng có thể gây ra nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng bé. Với trẻ sơ sinh bị các bệnh đường hô hấp có kèm theo ho, ngạt mũi, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc không dùng thuốc.
Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi
Nhiều trường hợp trẻ bị ho kèm tăng tiết nước mũi, gây nghẹt mũi khó thở, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và khiến trẻ khó bú, bỏ bú. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp giảm lượng chất nhầy trong mũi, làm sạch và giảm sưng đường hô hấp, như vậy sẽ giúp trẻ ho dễ hơn và dễ tống đờm ra ngoài hơn. Với trẻ 1 tháng tuổi, bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi hỗ trợ.
Cho trẻ bú nhiều hơn
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho bú sữa mẹ. Tăng cường cho bú kể cả trong những ngày bé có ho.
Không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh
Mật ong giúp làm dịu họng và giảm ho, được nhiều cha mẹ sử dụng khi con bị ho, nghẹt mũi. Tuy nhiên, lưu ý là không nên dùng biện pháp này cho trẻ dưới 1 tuổi.
Nâng cao đầu khi nằm
Có thể dùng một chiếc gối cao hơn hoặc kê thêm một chiếc khăn vào gối cho trẻ để nâng đầu cao hơn, việc này sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn và cơn ho cũng sẽ giảm.
Sử dụng máy làm ẩm không khí
Hãy sử dụng máy tạo độ ẩm vừa phải cho phòng ngủ vào ban đêm, không khí ẩm sẽ giúp trẻ dễ thở hơn, giảm kích ứng gây ho.
2. Sử dụng thuốc khi trẻ 1 tháng tuổi bị ho nhiều
Khi trẻ bị ho, nghẹt mũi nặng gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sinh hoạt, bố mẹ có thể lựa chọn dùng thuốc để giảm triệu chứng. Nếu không có điều kiện đến khám bác sĩ và kê đơn thuốc, cha mẹ có thể chọn các loại thuốc ho không kê đơn, không có chống chỉ định với trẻ em, thuốc ho dành riêng cho trẻ không có thành phần bạc hà.
Cần đặc biệt chú ý chọn những loại thuốc ho có chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì mới dùng được cho trẻ 1 tháng tuổi. Nên lựa chọn những loại thuốc ho không gây ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương của trẻ vì nó sẽ không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.
Không chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tỏi theo cách vắt nước tỏi vào mũi và họng của bé. Không lựa chọn những loại thuốc ho được quảng cáo là “Thuốc gia truyền” hay “Thuốc xách tay” có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo, hiệu quả chưa được kiểm chứng dùng cho trẻ.
Mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ, không để quạt thổi trực tiếp vào bé, nếu có dùng điều hòa thì điều chỉnh ở mức độ vừa phải. Các mẹ cũng đừng vì sốt ruột, lo lắng mà cho trẻ uống thuốc liều cao, dẫn đến tình trạng sốc thuốc, nguy cơ gây co giật hoặc tử vong. Ngoài ra, cũng đừng quá lạm dụng thuốc kháng sinh vì có thể gây đề kháng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao diễn biến bệnh, nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng như ho kèm theo sốt, đờm xanh hay vàng, mệt nhiều, khó thở, lờ đờ, bỏ bú, bỏ ăn... thì cần đưa bé tới bệnh viện để được khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì?
Thịt gà: Là thực phẩm không gây ho và không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh vì trong thịt gà chứa rất nhiều canxi, protein và kẽm, tốt cho nguồn sữa, giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ sơ sinh.
Móng giò: Các cụ ngày xưa có quan niệm rằng “Sau khi sinh ăn móng giò nhiều sữa”. Vì vậy, móng giò cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với lượng sữa dồi dào, trẻ sơ sinh bú nhiều hơn, tăng cường sức khỏe.
Đu đủ: Loại trái cây giàu chất dinh dưỡng gồm protein với các loại protein thuộc nhóm A, B, C, D và E, giúp trẻ sơ sinh giảm ho hiệu quả và sức đề kháng được tăng lên. Các mẹ có thể chế biến món đu đủ non hầm móng giò để tăng sữa và sức đề kháng
Thịt bò: Một trong những thực phẩm lợi sữa, từ đó sức đề kháng cho trẻ sơ sinh tăng rõ rệt. Trong thịt bò rất giàu đạm và vitamin B12, giúp bổ máu, cung cấp dưỡng chất cần thiết.
Chuối sứ: Chuối sứ là loại chuối có vỏ hơi sần, quả tròn và to hơn các loại chuối khác, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Không chỉ thịt chuối mà lớp vỏ mỏng của nó có tác dụng giúp sản phụ tăng sữa và giúp sữa về nhiều hơn, bé bú nguồn sữa tốt sẽ có sức khỏe tốt.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho luôn khiến các ông bố bà mẹ xót xa, trăn trở đến “mất ăn mất ngủ”. Bố mẹ hãy bình tĩnh hãy theo dõi triệu chứng ho của trẻ cùng với các biểu hiện đi kèm khác để xác định nguyên nhân và xử trí kịp thời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...