Trẻ chưa được 3 tuổi

Đây là độ tuổi quan trọng nhất mà phụ huynh không nên dùng bạo lực để giáp dục trẻ. Ở thời điểm này, mọi thái độ, hành động của trẻ đều là nhu cầu sinh lý. Hoạt động chủ yếu của trẻ là ăn, ngủ, phản xạ có điều kiện. Chúng thực hiện những việc này hoàn toàn vô thức. Nếu trừng phạt trẻ bằng đòn roi sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển sinh lý.

Trẻ con vốn nhút nhát. Nếu cha mẹ sử dụng bạo lực sẽ tạo ra ám ảnh tâm lý cho trẻ.

Chúng sẽ không dám tin tưởng và gần gũi cha mẹ. Việc này dần dần sẽ tạo ra tính cách tách biệt và ảnh hưởng trầm trọng tới tâm lý.

Khi trẻ gây sự vô cớ hoặc mè nheo đòi thực hiện theo yêu cầu của mình, phụ huynh để cho cho chúng biết, khóc không có tác dụng. Đồng thời, cha mẹ cần thể hiện rõ thái độ giận dữ để ngăn chặn hành vi gây rối của con. Khi nhìn thấy những biểu hiện nay, trẻ sẽ lập tức dừng hành động của mình lại.

Trẻ sau 6 tuổi

Trẻ sau 6 tuổi đã bắt đầu hiểu được các lý lẽ và hình thành lồng tự tôn. Khi bị cha mẹ la mắng, chúng sẽ ghi nhớ trong lòng.

Ở dộ tuổi này, trẻ bắt đầu biết cách nỗ lực làm việc, phấn đấu để thể hiện năng lực. Đánh, mắng trẻ làm tổn thương đến tâm lý, khiến trẻ trở nên sợ hãi, nhút nhát, không đám phát huy hết khả năng của bản thân.

Do đó, với những đứa trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ nên sử dụng biện pháp giáo dục mềm mỏng.

Cha mẹ cần học cách lắng nghe, hiểu được móng muốn của trẻ, không áp đặt trẻ sống theo ý muốn của mình.

Trẻ ở độ tuổi dậy thì

Đây là độ tuổi mà trẻ dễ nổi loạn nhất. Tâm lý của trẻ ở độ tuổi này khá bất ổn. Chúng có thể nghĩ mình đã lớn nhưng thực tế vẫn hành động như một đứa trẻ và rất dễ kháng cự. Khi bị cha mẹ la mắng, chúng lập tức phản ứng lại.

Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và cân bằng cảm xúc khi đối diện với giai đoạn phát triển này của con. Đừng quá khắt khe với con. Hãy đối xử với chúng như một người lớn thực tự, tạo cho trẻ một không gian riêng tư với sở thích và những người bạn riêng. Tôn trọng và thấu hiểu là cách duy nhất để cha mẹ có thể trao đổi, tìm hiểu tâm tư, suy nghĩ của con mình.