Nhiễm trùng đường ruột là gì?

Nhiễm trùng đường ruột (hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường ruột) là một bệnh phổ biến. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Đây là bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải thực phẩm hoặc dùng nguồn nước chứa vi sinh vật gây bệnh.

Nhiễm trùng đường ruột lây lan chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải thực phẩm hoặc dùng nguồn nước chứa vi sinh vật gây bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Các vi sinh vật gồm nấm men, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng đường ruột. Những sinh vật này có trong thực phẩm do vệ sinh kém. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào loại mầm bệnh gây ra.

Ngoài nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là bệnh có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ. Trẻ em dưới 3 tuổi sống ở môi trường bẩn dễ mắc phải nhiễm trùng đường ruột.

Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc nhiễm trùng đường ruột - Ảnh minh họa: Internet

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính khoảng 2 triệu trẻ em trên toàn thế giới chết mỗi năm do các bệnh gây tiêu chảy. Trẻ em, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường ruột cao hơn.

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột có biểu hiện phức tạp. Biểu hiện ban đầu của bệnh là tiêu chảy cấp, phân dạng nước hoặc nhày nhớt, sốt nên gia đình thường tự mua thuốc cho trẻ uống. Cho đến khi trẻ sốt cao, xuất huyết dạ dày (giai đoạn sốc), cha mẹ mới đưa con vào bệnh viện.

Biểu hiện ban đầu của bệnh là tiêu chảy cấp, phân dạng nước hoặc nhày nhớt - Ảnh minh họa: Internet

Nhiễm khuẩn đường ruột có lây không? Thời kỳ lây truyền bệnh nhiễm khuẩn đường ruột kéo dài suốt giai đoạn nhiễm khuẩn, từ vài ngày đến vài tuần. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính có các đặc điểm điển hình như tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn.

Tùy theo thể trạng của từng bé mà thời kỳ ủ bệnh sẽ kéo dài từ 2-5 ngày hay 1-10 ngày. Khi nhiễm khuẩn, trẻ đi đại tiện phân lỏng, có thể lẫn với chất nhầy và có bạch cầu. Những người không được điều trị kháng sinh sẽ có thể đào thải vi khuẩn ra ngoài trong vòng từ 2-7 ngày.

Trẻ em thường mắc nhiễm khuẩn đường ruột vì hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời còn yếu - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, bệnh còn có các biểu hiện: Chán ăn, đau bụng, co thắt bụng liên tục, nhức đầu, trầm cảm. Một số ít trường hợp, bệnh nhân sẽ bị nghiến răng trong khi ngủ. Bệnh nhân cũng có thể bị rối loạn giấc ngủ.

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ thường do các vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng gây ra. Ðây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy quan trọng nhất trên toàn thế giới và ở mọi lứa tuổi. Các mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể và gây kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây đau, tiêu chảy.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ thường do các vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ em thường mắc nhiễm khuẩn đường ruột vì hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời còn yếu. Ở các nước phát triển, trẻ dưới 5 tuổi và thiếu niên có tỷ lệ mắc cao nhất. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, đối tượng mắc nhiễm khuẩn đường ruột chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi.

Con đường lây nhiễm bệnh là tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn (động vật, gia súc và gia cầm). Trẻ em với các kháng thể chưa phát triển hoàn thiện và tiếp xúc với các vật nuôi không được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh cá nhân kém,... là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường ruột - Ảnh minh họa: Internet

Cụ thể, tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh cá nhân kém,... là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường ruột.

Trẻ em, người cao tuổi, và những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường ruột. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

Người cao tuổi cũng là đối tượng dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột - Ảnh minh họa: Internet

Cho trẻ ăn uống thế nào khi mắc bệnh?

Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và hồi phục sức khỏe khi mắc nhiễm khuẩn đường ruột, đặc biệt đối với trẻ em. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, một số mẹ đã áp dụng chế độ ăn kiêng khem quá mức khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và khó hồi phục sức khỏe sau khi hết bệnh. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, vấn đề dinh dưỡng đối với trẻ lúc này là quan trọng.

Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và hồi phục sức khỏe khi mắc nhiễm khuẩn đường ruột, đặc biệt đối với trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Đối với trẻ còn bú mẹ, cần tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trong trường hợp trẻ không bú được, bạn nên vắt sữa mẹ và cho ăn trẻ bằng thìa để đảm bảo nguồn dinh dưỡng.

Đối với trẻ đã ăn dặm, mẹ cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, giúp bé ăn dễ dàng hơn và hấp thu được nguồn dưỡng chất. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì? Nên nấu các món ăn mềm, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu (cháo, súp, sữa, nước trái cây,...). Cha mẹ nên thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ, kích thích trẻ ăn được nhiều hơn.

Nên nấu các món ăn mềm, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu (cháo, súp, sữa, nước trái cây,...) và thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý, cần cho trẻ uống thêm nước: các loại nước ép hoa quả tươi, nước sôi để nguội và nước oresol pha đúng cách để bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột không nên ăn gì? Cha mẹ lưu ý không nên cho trẻ uống nước lạnh, dùng các loại thức ăn cứng, thức ăn chưa nấu nướng kỹ hay rửa sạch.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nặng hơn như: Tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu, lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều,... cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, cần có chế độ chăm sóc và theo dõi đặc biệt - Ảnh minh họa: Internet

Trong hầu hết các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh nhân có thể ở nhà và duy trì một chế độ sinh hoạt tương đối bình thường. Nếu bệnh nhẹ, bạn có thể tự cầm tiêu chảy sau một ngày bằng chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh sạch sẽ. Bác sĩ khuyên bạn không nên dùng thuốc chống tiêu chảy vì nó có thể giữ cho các tác nhân gây bệnh ở trong cơ thể lâu hơn. Khi hết bệnh, bạn nghỉ ngơi và uống bù thật nhiều nước có chứa điện giải như nước biển khô, dung dịch muối đường. Ở các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng hơn, đôi khi bệnh nhân cần phải nằm viện để theo dõi.

Bạn có thể tự cầm tiêu chảy sau một ngày bằng chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh sạch sẽ - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, với trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, cần có chế độ chăm sóc và theo dõi đặc biệt. Cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ, vừa đảm bảo sức khỏe chống chọi lại bệnh, vừa giúp trẻ nhanh phục hồi.

Tiêu chảy nhiễm trùng vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em các nước Phi châu, bệnh xảy ra trên trẻ em nhiều khi nghiêm trọng hơn bạn nghĩ nên tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ đi tiêu bất thường.