Cây lưỡi hổ bón thêm 'thần dược' này vào gốc chẳng tốn công chăm sóc, hoa nở quanh năm, tài lộc ào ào tới

Để cây lưỡi hổ khỏe mạnh và sớm ra hoa, bạn cần bổ sung thêm một số dưỡng chất cho cây.

Cây lưỡi hổ là một loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. Cây xanh quanh năm, có sức sống mạnh mẽ, có thể sinh trưởng trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau và không cần chăm sóc quá nhiều. Loại cây này có thể nở hoa. Người ta tin rằng, khi cây lưỡi hổ ra hoa, điềm lành đang đến với gia chủ.

Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ý nghĩa tốt lành mà loài cây này mang đến, theo nghiên cứu khoa học cho thấy, cây lưỡi hổ nếu được trồng trong nhà có thể giúp bạn lọc sạch không khí và hấp thụ lên đến 107 loại khí độc, trong đó có cả độc tố gây ra bệnh ung thư, mang lại không gian sạch sẽ cho ngôi nhà của bạn. 

Bạn có thể thoải mái đặt lưỡi hổ ở bất kỳ vị trí nào trong nhà mà không phải lo ngại là ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Do đó, bạn có thể đặt các chậu cây lưỡi hổ ở gần cửa ra vào để trang trí hoặc gần các thiết bị điện tử để hút các bức xạ gây hại.

 
Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách

Cây lưỡi hổ ít ưa nắng nên bạn chỉ cần trồng ở nơi râm mát, chỉ cần mang cây ra phơi nắng khoảng 1 – 2 tiếng, 2 tuần 1 lần.

Tưới nước vừa đủ cho cây, không nên tưới quá ẩm ướt. Tùy thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ mỗi nơi mà có chế độ tưới khác nhau, tốt nhất nên tưới khi thấy giá thể đã khô ráo.

Nên cắt tỉa và thay chậu phù hợp với kích cỡ của cây khi cây đẻ nhiều nhánh mới khiến chậu chật và thiếu không gian sống.

Ảnh minh họa: Internet

Cây lưỡi hổ không cần quá nhiều dinh dưỡng, nên bổ sung các phân hữu cơ như phân trùn quế, phân bò hoai mục, phân gà vi sinh… cho cây khoảng 4 – 5 tháng 1 lần.

Lưỡi hổ bị úng rễ thường có các tình trạng thối ở vùng gốc cây, rễ nhũn hoặc lá rũ xuống. Khi đó, bạn nên lấy toàn bộ cây ra khỏi chậu, rửa phần rễ dưới vòi nước và thấm bằng khăn giấy sau khi rửa. Tiếp theo là tiến hành bỏ đi phần rễ úng và trồng vào đất mới.

Một số lưu ý khác để cây lưỡi hổ ra hoa

Để cây lưỡi hổ ra hoa, bạn nên cho cây “tắm nắng” thường xuyên. Khi gặp điều kiện ánh sáng phù hợp, cây sẽ lớn nhanh hơn, ra nhiều chồi và sớm ra hoa.

Ngoài ra, cây lưỡi hổ không cần tưới nhiều nước. Có thể chờ đến khi đất khô mới bổ sung thêm nước. Loại cây này có khả năng chịu hạn tốt. Nếu tưới quá nhiều nước, cây sẽ bị thối rễ.

Khi trồng lưỡi hổ, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng sâu bệnh như bọ trĩ, rệp, nhện đỏ. Cồn và nước ấm là một trong các phương pháp hữu ích mà bạn có thể áp dụng để loại bỏ các loại côn trùng trên cây.

Tin liên quan