Cậu bé 14 tuổi phải 'cắt' bỏ tinh hoàn vì dấu hiệu đau vùng kín nhưng ngại nói với bố mẹ
Mới đây, một cậu bé 14 tuổi ở Giang Tô, Trung Quốc được gia đình đưa đến khoa tiết niệu của bệnh viện gần nhà do bị đau ở tinh hoàn bên trái. Sau khi kiểm tra chi tiết, bác sĩ phát hiện tinh hoàn của cậu bé đã bị quay ngược 720 độ, thâm đen, hoại tử hoàn toàn. Bác sĩ chẩn đoán bị xoắn tinh hoàn, cách điều trị tốt nhất bây giờ chỉ có thể là phẫu thuật.
Qua trao đổi, bác sĩ biết được cách đây 3 ngày, cậu bé này bị đau bụng dưới và tinh hoàn, nhưng vì xấu hổ nên không dám nói với bố mẹ. Khi không thể tiếp tục chịu đựng được nữa, tinh hoàn bắt đầu sưng tấy đỏ, cậu bé mới vội vàng nói với bố mẹ thì đã quá muộn.
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, thường gặp ở trẻ em và có những triệu chứng gây nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Phát hiện và điều trị xoắn tinh hoàn kịp thời giúp tránh những biến chứng nghiêm trọng như hoại tử tinh hoàn, teo tinh hoàn.
Triệu chứng của xoắn tinh hoàn
Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các biểu hiện như: đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn (do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn), kéo dài dưới 6 giờ; bìu sưng to; buồn nôn và nôn; đau bụng; phía tinh hoàn bị xoắn có thể ở vị trí cao hơn bình thường; đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do sự thay đổi tư thế của bệnh nhân giúp tinh hoàn tự tháo xoắn.
Xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và tổn thương, hoại tử. Nếu để tình trạng xoắn quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.
Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn
Hiện tượng xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn xoay trên thừng tinh đưa máu từ ổ bụng đến tinh hoàn. Nếu tinh hoàn xoắn nhiều lần, lưu lượng máu đến nó có thể bị chặn hoàn toàn, gây tổn thương nhanh hơn.
Hầu hết nam giới bị xoắn tinh hoàn đều có một đặc điểm di truyền là cho phép tinh hoàn xoay tự do bên trong bìu. Tình trạng di truyền này thường ảnh hưởng đến cả hai tinh hoàn. Nhưng không phải nam giới nào có đặc điểm trên sẽ bị xoắn tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn thường xảy ra vài giờ sau khi hoạt động mạnh, sau một chấn thương nhẹ ở tinh hoàn hoặc trong khi ngủ. Nhiệt độ lạnh hoặc sự phát triển nhanh chóng của tinh hoàn trong tuổi dậy thì cũng có thể đóng một vai trò nào đó.
Biến chứng xoắn tinh hoàn
Khi xoắn tinh hoàn không được điều trị trong vài giờ, dòng máu bị tắc nghẽn có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn cho tinh hoàn. Nếu tinh hoàn bị tổn thương nặng, nó phải được phẫu thuật cắt bỏ.
Trong một số trường hợp, tổn thương hoặc mất một tinh hoàn ảnh hưởng đến khả năng làm cha của một người đàn ông.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...