Không nên ăn cá khi đói

Một trong những sai làm khi bạn ăn cá khi đói, sẽ khiến cho nguy cơ phát tác bệnh gout tăng lên bởi vì hàm lượng chất đạm trong cá sẽ cao. Ngoài ra, trong cá khi được nạp vào cơ thể bạn lúc đói sẽ làm tăng lượng Purine chuyển hóa thành dạng axit uric khiến bệnh tình càng thêm nặng nề.

Ngoài ra, khi bạn ăn cá khi đói càng làm cho bạn dễ bị ảnh hưởng dạ dày, do cá kích thích dịch vị dạ dày khiến bạn ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không ăn cá sống, gỏi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Các độc chất này tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, suy gan, thận, bệnh về đường tiêu hóa cho người.

Ngoài ra, gan mật phát bệnh chủ yếu là do bệnh sán lá gan. Người ăn các món sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, đặc biệt là khi ăn thủy sản nước ngọt như cá, tôm, ốc, các loại dễ nhiễm ký sinh trùng do môi trường sống ô nhiễm.

Ký sinh trùng nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người, thậm chí cư trú trong ruột nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2 m và gây ra những cơn đau quằn quại...

Không ăn mật cá

Trong dân gian lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho. Vì thế cho nên, dù mật cá có đắng thế nào mà nghe nói là "giã" được tật thì không ít người vẫn cứ cố "nuốt" để phòng bệnh theo phong trào.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học cho thấy, mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.

Ăn mật cá cũng có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Vì thế, lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.

Ảnh minh họa: Internet

Không ăn cá chứa hàm lượng thủy ngân cao

Về loại cá có thể có hàm lượng thủy ngân cao, FDA cảnh báo 7 loại: cá thu Đại tây dương, cá maclin, cá cam, cá mập, cá kiếm, cá ngói (Vịnh Mexico) và cá ngừ mắt to.

Ngoài ra FDA cũng lưu ý một số cá như cá chép, cá trê, cá hồi và cá rô, do các gia đình bắt được, có thể chứa một lượng thủy ngân hoặc các chất gây ô nhiễm.

Nếu chúng ta tiêu thụ một lượng nhỏ thủy ngân, cơ thể sẽ không có quá nhiều phản ứng bất lợi, nhưng thủy ngân có thể tích tụ trong cơ thể người, tiêu thụ lâu dài có nguy cơ ngộ độc thủy ngân.

Ngộ độc thủy ngân không chỉ làm tổn thương niêm mạc miệng mà còn có tác động làm ăn mòn đến đường tiêu hóa, thận và mao mạch. Khiến trẻ em cũng có thể gây tổn thương não.

Ảnh minh họa: Internet