Cảnh báo nguy cơ tử vong do tự ý truyền dịch
Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể dễ mệt mỏi, uể oải, và rất nhiều người nghĩ ngay đến việc đi truyền dịch để lấy lại sức khỏe. Trường hợp một phụ nữ ở Hà Nội tử vong ngày 8/4 vừa qua là một lời cảnh tỉnh cho nhiều người dân lạm dụng việc truyền dịch.
Dịch truyền là gì?
Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau. Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành ba nhóm cơ bản, đó là:
Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: Glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin.
Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu: Dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%.
Nhóm đặc biệt dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể: Huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril hay dung dịch cao phân tử…
Nhưng nguy cơ khi tự ý truyền dịch
Nếu truyền dịch bừa bãi, thiếu cân nhắc, người dân có nguy cơ đối mặt với những biến chứng khó lường như:
Nhẹ thì gây sưng phù, đau tại vùng tiêm truyền. Nặng hơn có thể gây viêm tĩnh mạch. nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương.
Nguy cơ rối loạn chuyển hóa do đưa một lượng lớn nước, chất điện giải, chất dinh dưỡng vào cơ thể, dễ gây ra phù phổi cấp, suy tim, suy thận.
Nguy cơ sốc phản vệ do tốc độ truyền cao hoặc có cơ địa dị ứng với những thành phần trong dịch. Triệu chứng dễ nhận thấy là người bệnh sẽ có cảm giác rét run, khó thở, đổ nhiều mồ hôi… Những trường hợp này không được xử trí kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao.
Nguy cơ tràn dịch đa màng như màng phổi, màng bụng trong những bệnh không cần truyền nhiều dịch như sốt xuất huyết…
Nguy cơ lây nhiễm các bệnh như viêm gan B, C do không đảm bảo vô khuẩn.
Chỉ truyền dịch khi có chỉ định
Do dịch truyền là thuốc nên cũng có quy định chặt chẽ trong việc sử dụng. Việc truyền dịch cần phải được tiến hành ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, theo chỉ định của bác sỹ. Bác sỹ khi cần truyền dịch cho bệnh nhân đều tính toán kỹ lưỡng lượng dịch và loại dịch. Trong quá trình truyền dịch luôn có nhân viên y tế theo dõi.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ được truyền dịch khi có chỉ định trong trường hợp mất nước, thiếu nước do sốt cao, tiêu chảy khi người bệnh không thể ăn uống được. Những người bệnh nhẹ không nên truyền dịch. Thay vào đó, nên bù nước bằng đường uống sẽ hiệu quả hơn.
Chính vì vậy, người dân không nên có suy nghĩ truyền dịch là biện pháp tối ưu. Khi có bất cứ bất thường nào về sức khỏe, người dân nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị, không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi.
Bác sĩ Mai Ánh Điệp
Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nội
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....