Cảnh báo các phụ huynh không cho trẻ sơ sinh sử dụng mật ong
Có lợi vô cùng nhưng cũng nguy hiểm khó lường
Mật ong luôn được biết đến là một bài thuốc quý trong thiên nhiên. Loại mật này mang vị ngọt, tính bình, có nhiều công dụng như: trị ho khan, táo bón, dùng ngoài trị vết thương không lành.
Từ lâu, nó đã được dùng như một bài thuốc cổ truyền chữa bệnh dạ dày. Các nghiên cứu đã chứng minh, mật ong giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori - thủ phạm gây nhiều trường hợp loét dạ dày. Nó cũng làm giảm chứng viêm dạ dày do uống quá nhiều rượu, giảm khả năng gây ung thư của một số tác nhân độc hại.
Các nhà khoa học Nga còn cho rằng mật ong là phương thuốc hiệu quả trong phục hồi thị lực ở những người già bắt đầu bị đục thuỷ tinh thể.
Chính vì điều này nên nhiều bà mẹ thường sử dụng để điều trị các bệnh đơn giản cho con, rơ miệng, lưỡi cho bé hay trộn chung với các món ăn thay đường để trẻ dễ ăn hơn. Tuy nhiên loại thực phẩm này có khả năng gây hại khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Theo các chuyên gia y tế, trẻ em dưới 12 tuổi có nguy cơ ngộ độc botulism. Trẻ trúng độc do mật ong sẽ xuất hiện táo bón, liệt cơ, tiếng khóc yếu, bú kém kèm theo khó thở… Nhiều khả năng còn tác động đến hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.
Mối nguy tiềm tàng
Nguyên nhân của việc ngộ độc đến từ một loài phấn hoa nhiễm khuẩn mang tên Clostridium botulinum. Tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Nguyên nhân khiến mật ong bị nhiễm bẩn chưa rõ. Có giả thuyết cho rằng loài vật này bị dính bào tử Clostridium từ bụi đất hoặc những thứ khác ở môi trường xung quanh và mang chúng về tổ của mình.
Trường hợp người lớn hấp thụ phải bào tử clostridium botulinum thì sẽ không quá nguy hiểm bởi hệ tiêu hóa hoàn chỉnh có khả năng triệt tiêu và đào thải chất này. Tuy nhiên khi trẻ chưa được 12 tháng tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử, ngăn ngừa sự phát triển và sản sinh độc tố của chúng. Vì vậy, khi vào cơ thể trẻ, bào tử có thể giải phóng vi khuẩn và sản sinh độc tố.
Botulism là một loại độc tố tự nhiên vô cùng nguy hiểm. Nếu không kịp thời tiêu diệt, để loại độc này phát tán trong máu dù liều lượng rất nhỏ vẫn có thể làm tê liệt các cơ hô hấp và gây tử vong sau vài phút. Các trường hợp ngộ độc botulism ở trẻ nhỏ đã được phát hiện tại tất cả các châu lục, trừ châu Phi, mà nguyên nhân hàng đầu là mật ong.
Triệu chứng của ngộ độc mật ong
Ở Mỹ, mỗi năm có 70-90 trường hợp được ghi nhận. Bệnh có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong năm đầu đời, nhưng hay gặp nhất trong 6 tháng đầu. Rất may là trong đa số trường hợp, lượng độc tố hết sức nhỏ nên hậu quả không nghiêm trọng.
Triệu chứng đầu tiên của ngộ độc botulism là táo bón, có thể kéo dài 1-3 tuần sau khi ăn phải mật ong chứa bào tử. Trong vòng vài ngày tiếp theo, trẻ trở nên bơ phờ, mệt mỏi, chán ăn, khóc yếu.
Sau giai đoạn này, trẻ có thể thèm ăn trở lại, đó là lúc bệnh đã qua đỉnh điểm và bắt đầu thoái lui. Nếu bệnh tiếp tục tiến triển, trẻ sẽ ngày càng ít vận động và có thể bắt đầu chảy nước dãi, phản xạ bú giảm. Một dấu hiệu quan trọng nữa là trẻ bỗng nhiên trở nên mềm oặt, không giữ được đầu như trước. Một số trường hợp bị khó thở vì liệt cơ hoành.
Có khả năng bé sẽ ngừng thở hoàn toàn hoặc thở yếu dần rồi ngưng hẳn. Trường hợp này cần được chăm sóc đặc biệt về hô hấp và dinh dưỡng. Nếu điều trị đúng, đa số trẻ phục hồi hoàn toàn (thông thường bác sĩ không cần dùng đến kháng sinh hay kháng độc tố). Việc bú mẹ cũng làm giảm tác động của độc tố
Để phòng bệnh, cha mẹ không được cho trẻ 12 tháng tuổi dùng mật ong. Ngoài ra, do bào tử clostridium botulinum vẫn có thể tồn tại trong thực phẩm chưa nấu chín nên phải cẩn trọng khi nấu ăn cho trẻ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.