Cảnh báo: 4 loại hóa chất cực độc bà bầu tuyệt đối tránh xa để bảo vệ tính mạng thai nhi
Mang thai là khoảng thời gian bà bầu cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn con. Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, bà bầu còn cần chú ý việc tránh xa các chất khử mùi, son phấn trang điểm chứa thành phần nguy hiểm cùng nhiều sản phẩm độc hại khác.
Trên thực tế, bà bầu không thể nhận ra sự tồn tại của nhiều chất độc hại quanh môi trường sống. Nó có thể bắt nguồn từ thức ăn, đồ uống và các vật dụng hay sử dụng trong gia đình. Trang MomJunction đã liệt kê ra 4 loại chất độc phổ biến thường gặp bà bầu cần tránh xa để không làm hại thai nhi.
Các hóa chất độc hại với sức khỏe bà bầu
Chì
Triệu chứng phơi nhiễm chì trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến hậu quả sinh non, gây sảy thai, trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc chậm phát triển. Một lượng nhỏ nguyên tố chì cùng có thể gây hại cho bà bầu và thai nhi, ảnh hưởng xấu đến trí tuệ và hành vi của bé.
Để hạn chế khả năng tiếp xúc với nguyên tố chì, bà bầu cần nhờ chồng hoặc người thân kiểm tra độ an toàn của nguồn nước, đường ống dẫn nước trong gia đình. Chị em lưu ý không chạm vào các bức tường có bề mặt sơn bong tróc, không ngửi mùi sơn và sử dụng sơn tường nhà có độ an toàn cao. Một số đồ dùng khác cũng có nguy cơ lẫn tạp chất chì như gốm sứ, thủy tinh, bấc nến. Do đó, chị em nên chọn đồ gia dụng an toàn để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu, thai nhi và cả gia đình.
Thủy ngân trong cá
Bà bầu ăn cá chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể khiến thai nhi bị nhiễm độc. Thủy ngân ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và hệ thần kinh thai nhi. Kỹ năng vận độc, thị lực, trí nhớ và khả năng tập trung của thai nhi sau khi chào đời đều bị suy giảm.
Do đó, để đảm bảo an toàn, bà bầu cần tránh ăn các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như: Cá mập, cá thu, cá kiếm, cá ngừ... Nếu muốn thêm cá vào khẩu phần ăn hàng ngày, bà bầu nên chọn những loại cá có ít hàm lượng thủy ngân và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
Asen
Asen hay còn gọi là thạch tín là chất cực độc. Bà bầu tiếp xúc với thạch tín có thể bị huyết áp cao, thiếu máu thai kỳ. Trường hợp nặng có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu. Nhiễm asen cũng dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường hoặc ung thư.
Nhiều bộ bàn ghế gỗ trong gia đình có thể chứa asen. Các sản phẩm nội thất này được làm tử gỗ xẻ, thông qua quá trình xử lý áp suất, asen được thêm vào làm chất mạ crôm hoặc chất bảo quản. Chất độc này còn xuất hiện ở nhiều bãi rác và trong nguồn nước sử dụng hàng ngày. Vì vậy, bà bầu cần cẩn thận kiểm tra thành phần các sản phẩm trong nhà và nguồn nước sinh hoạt để đảm bảo nước không bị nhiễm asen.
Thuốc trừ sâu
Nguồn thực phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bà bầu và thai nhi. Nguy cơ sảy thai, sinh non, thai nhi bị dị tật, nhẹ cân rất dễ xảy ra nếu cơ thể bà bầu hấp thụ phải chất độc này.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên rửa thật sạch thực phẩm trước khi chế biến hoặc bảo quản thực phẩm cẩn thận, tránh sâu bệnh. Nên hạn chế phun thuốc trừ sâu trong vườn để bảo vệ sức khỏe bà bầu.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.