Cần làm gì khi trẻ mắc chứng đái dầm?
Trẻ em từ 0 - 3 tuổi, do chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên đái dầm là chuyện bình thường. Nhưng từ 5 tuổi trở lên, đặc biệt là trên 7 tuổi mà bé vẫn đái dầm ban đêm thì là biểu hiện không bình thường.
Nguyên nhân chủ yếu của chứng bệnh đái dầm có thể do tình trạng bàng quang chưa trưởng thành vì trẻ còn nhỏ, hoặc do giảm bài tiết vào ban đêm (một loại hormon) chống bài niệu ở một số trẻ.
Bệnh cũng có thể do nguyên nhân tâm lý: trẻ bị căng thẳng về tâm lý như bị cô giáo la mắng, bị bạn bè tách khỏi nhóm, bị ám ảnh lo sợ hay phải thường xuyên chứng kiến những cuộc cãi vã của bố mẹ, cha mẹ ly dị, hoặc mẹ cho ra đời thêm một đứa em... là những yếu tố tâm lý tác động gây đái dầm ở trẻ em.
Cha mẹ đừng tỏ ra quá lo lắng về hiện tượng này và đừng la mắng trẻ vì sẽ làm cho bé căng thẳng hơn, tình trạng đái dầm có thể tăng thêm. Tốt hơn hết, cha mẹ nên kiên trì và thông cảm, chú ý nhắc nhở bé đi tiểu trước khi đi ngủ và không nên uống nước 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ. Có thể sử dụng đồng hồ báo thức để đánh thức trẻ đi tiểu đêm. Nên tránh những căng thẳng không đáng có cho trẻ.
Nếu những cách thức trên không thành công thì nên đưa trẻ đi khám để điều trị.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...