Căn bệnh ung thư đường tiêu hoá hàng đầu, dấu hiệu nhận biết là gì?
Ngại đi khám để bệnh nặng
Anh Nguyễn Phúc Th. (sinh năm 1984 quê Quảng Ninh) đang điều trị truyền hoá chất đợt 6 tại Bệnh viện K trung ương. Bụng chướng, đau, mệt mỏi. Anh Th. chia sẻ anh phát hiện ung thư dạ dày được hơn 4 tháng và khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, bác sĩ cho biết anh bị ung thư dạ dày di căn phúc mạc cắt 4/5 dạ dày.
Điều đáng tiếc là anh Th. bị phát hiện khi quá muộn. Anh Th. từ trước tới nay rất chủ quan sức khoẻ. Hầu như anh rất e dè tới bệnh viện chỉ đến khi thấy đau bụng, đi ngoài phân đen và buồn nôn anh mới đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả ung thư dạ dày giai đoạn IV.
Trải qua 6 đợt hoá chất, sức khoẻ anh Th. ngày càng suy kiệt, bụng chướng to. Gia đình anh chỉ hi vọng điều trị giảm đau để anh kéo dài cuộc sống.
TS Phạm Văn Bình – Khoa Ngoại ổ bụng, Bệnh viện K cho biết bệnh nhân Th. nhập viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, chính vì thế, việc điều trị là không dễ dàng. Theo đó, việc điều trị chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng và hi vọng kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Trường hợp của ông Đỗ Văn Th. (67 tuổi, quê Thái Bình) nhập viện trong tình trạng đau thượng vị. Ông Th. có tiền sử đau dạ dày 20 năm nay và mỗi lần đau ông chỉ mua thuốc về uống đến đợt này tình trạng đau kéo dài nhưng ông vẫn kiên trì uống thuốc đông y.
Chỉ đến khi kèm theo sụt cân, ăn không nuốt được và tình trạng đau bụng ngày càng tăng ông mới nhập viện khám.
Khi nhập viện bác sĩ nội soi dạ dày và ống nội soi đến thực quản 1/3 dưới đã bít tắc không thể đưa xuống tiếp do u thực quản. Sinh thiết tìm tế bào bác sĩ kết luận ông bị ung thư dạ dày thực quản. Khối u ở dạ dày di căn lên thực quản. Khối u quá lớn bác sĩ phải điều trị xạ trị trước khi phẫu thuật.
Nguyên nhân ung thư
PGS Đoàn Hữu Nghị - Nguyên Giám đốc BV E Hà Nội, cho biết ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm và có tỷ lệ mắc lớn nhất trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Trong khi đó, phần lớn những người mắc bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, vì thế hiệu quả điều trị không cao và tỷ lệ sống rất thấp.
Nói về nguyên nhân gây ung thư dạ dày, theo PGS Đoàn Hữu Nghị đến nay ung thư dạ dày người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày, Nhưng có các yếu tố có thể gây ra ung thư dạ dày mà mọi người có thể phòng tránh.
Một số yếu tố không thể tránh đó là tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh hơn. Di truyền, nếu trong gia đình có người bị ung thư dạ dày thì tỷ lệ con cháu mắc bệnh rất cao.
Đặc biệt, yếu tố gây ung thư dạ dày đó là một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori hay gọi tắt là HP, đây là một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc nhầy của dạ dày gây viêm dạ dày và có một số chủng HP có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, hiện nay có hàng trăm chủng HP và chỉ 1 số chủng mới gây ung thư dạ dày. Trước thực trạng 70 % dân số Việt Nam có HP thì việc khám và điều trị viêm dạ dày do HP người dân phải tuân thủ.
Ngoài ra, tình trạng viêm dạ dày mãn tính, trong đó đề cập đến một tình trạng viêm dạ dày lâu dài cũng có thể tiến triển thành ung thư.
PGS Nghị còn cho biết thêm một chế độ ăn uống ít trái cây và rau, nhiều thức ăn hun khói và mặn, ăn quá nhiều đồ nóng, nhiều dầu mỡ... có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Một số nghiên cứu chỉ ra những người thuộc nhóm máu A có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày.
PGS.TS Nghị cho biết “Người Châu Á mang một nguồn gen có tỉ lệ ung thư dạ dày rất cao, ví dụ Nhật Bản là cao nhất sau đó đến Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam so với người Châu Âu, người Châu Phi, người Châu Mỹ”.
Bệnh này rất khó chẩn đoán sớm vì thường không có triệu chứng gì rõ ràng trong giai đoạn đầu tiên. Khi thấy các dấu hiệu như thường xuyên cảm thấy chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, sụt cân nghiêm trọng, sốt dai dẳng kéo dài mà không tìm ra nguyên nhân, nôn, đại tiện ra phân đen người bệnh cần đi kiểm tra ngay.
PGS Nghị cho biết phòng ung thư dạ dày chính là cách loại bỏ bớt các tác nhân gây ung thư như trên và thường xuyên kiểm tra sức khoẻ cá nhân mình.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....