Căn bệnh khiến sản phụ bị "lấp" cổ tử cung, 1.000 người mắc có 1 ca tử vong
Chị P.M.D. (36 tuổi, ngụ quận 7, TP HCM) mang thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Đến khi thai được 24 tuần, người phụ nữ được chẩn đoán có bất thường cấu trúc bánh nhau, nên được tư vấn chuyển viện để theo dõi, quản lý thai kỳ.
Tại một bệnh viện trên địa bàn TPHCM, kết quả siêu âm ghi nhận bệnh nhân gặp tình trạng nhau tiền đạo trung tâm, mức độ nặng nhất trong bất thường cấu trúc bánh nhau. Nhau thai không bám hoàn toàn ở mặt trước và sau đáy tử cung mà che kín toàn bộ lỗ trong cổ tử cung, đẩy người phụ nữ vào nguy cơ xuất huyết âm đạo không thể kiểm soát, gây choáng mất máu và tử vong.
Để giúp chị D. giữ con, bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, người tiếp nhận điều trị đã liên tục thăm khám, kiểm tra thai, sẵn sàng các phương án can thiệp mổ lấy thai sớm, nếu bệnh nhân gặp biến chứng nguy hiểm. Vì hiếm muộn, chị D. rất sợ mất con, thường xuyên lo lắng và khóc. Do đó, các bác sĩ bằng mọi cách phải cố để quản lý thai kỳ, giúp con trong bụng chị D. phát triển từng ngày.
Khi thai đạt 38 tuần, bác sĩ Mỹ Nhi quyết định chấm dứt thai kỳ để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con. Thách thức lớn nhất là việc khó kiểm soát tình trạng xuất huyết. Nếu trong quá trình phẫu thuật không có kỹ thuật tốt sẽ gây chảy máu ồ ạt, nguy hiểm tính mạng của sản phụ.
Ngày 7/3, sản phụ được chỉ định phẫu thuật. Nhờ chuẩn bị kế hoạch phẫu thuật kỹ cùng sự hỗ trợ của ekip gây mê hồi sức, bé trai nặng 3,5kg chào đời khỏe mạnh. Khi tiến hành bóc bánh nhau, bệnh nhân mất đến 1,6 lít máu ngay trên bàn mổ, nhưng đã được các bác sĩ kiểm soát kịp thời, cầm máu khẩn nhằm giữ được tử cung, giảm nguy cơ tai biến.
Hậu phẫu, chị D. tiếp tục được theo dõi, sử dụng thuốc cầm máu, thuốc gò tử cung, truyền sắt qua tĩnh mạch (do thiếu hụt Hemoglobin). Nhờ vậy, sức khỏe sản phụ dần hồi phục, dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, nhau tiền đạo có tỷ lệ mắc vào khoảng 5/1.000 ca sinh. Tại Việt Nam, tỷ lệ mẹ có nhau tiền đạo gặp tai biến tử vong ghi nhận khoảng 1,16%. Đối với thai nhi, nhau tiền đạo làm tiềm ẩn nguy cơ suy thai do thiếu máu, sinh non, một số phải chấm dứt thai kỳ sớm để cứu mẹ.
Nguyên nhân chính xác gây hiện tượng này chưa được xác định, nhưng có các yếu tố nguy cơ như: sản phụ trên 35 tuổi, sinh nhiều con, tử cung có vết mổ cũ, tử cung dị dạng, người có tiền sử nạo, phá thai…
Các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ khi được chẩn đoán tình trạng nhau tiền đạo, nhau cài răng lược cần đi khám thai và sinh con tại bệnh viện có khả năng phẫu thuật chuyên sâu, bác sĩ sản khoa nhiều kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...