Những biểu hiện điển hình cho thấy trẻ khó chịu khi mọc răng

Miệng chảy nhiều nước dãi

Khi răng sữa bắt đầu nhú ra, bộ phận sàn răng sẽ có cảm giác không thoải mái khiến cho dịch nước bọt phải tiết ra nhiều hơn để giảm bớt cơn đau từ nướu răng mang đến. Thông thường đến khi trẻ được 1 tuổi, cùng với sự tăng trưởng độ sâu của khoang miệng và chức năng nuốt dần hoàn thiện thì tình trạng chảy nhiều nước dãi cũng giảm và mất đi.

Trẻ khó chịu khi mọc răng là tình trạng thường gặp - Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia sức khỏe trẻ em trên Familydoctor khuyến cáo: Khi có hiện tượng nước bọt tiết ra nhiều sẽ gây kích thích cho làn da của trẻ. Chính vì vậy, bên cạnh giải quyết vấn đề trẻ khó chịu khi mọc răng, bố mẹ còn phải làm tốt công tác vệ sinh cho trẻ.

Đầu tiên là cần có khăn bông mềm luôn mang theo bên người để kịp thời lau khô dịch nước dãi chảy ra từ miệng bé, chú ý động tác nên nhẹ nhàng để tránh tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài ra, mỗi ngày bạn nên dùng nước sạch vệ sinh cơ thể trẻ, có thể dùng thêm sữa tắm dành riêng cho trẻ em.

Chú ý nếu vị trị vùng miệng bị ửng đỏ, bố mẹ cần kịp thời bôi kem thích hợp, tốt nhất vẫn nên nhờ đến sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngứa nướu răng

Khi mọc răng, tự nhiên sẽ gây kích thích thần kinh lien kết với phần thịt chân răng, dẫn đến hiện tượng trẻ bị ngứa nướu răng. Lúc này, trẻ có biểu hiện thích cắn đồ vật hoặc mút ngón tay để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Đối với triệu chứng khiến trẻ khó chịu khi mọc răng này, bố mẹ có thể dùng khăn giấy tiệt trùng, thấm qua nước lạnh rồi nhẹ nhàng lau chà phần chân răng của trẻ. Động tác tương tự như chườm lạnh này có thể giúp trẻ bớt ngứa ngáy.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ khó chịu khi mọc răng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, trên thị trường cũng có loại bánh dành riêng cho trẻ khi mọc răng. Sản phẩm này vừa giúp trẻ dời sự chú ý khỏi cảm giác ngứa nướu răng, vừa nâng cao khả năng nhai về sau. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ ăn thức ăn quá cứng để tránh tổn thương các dây thần kinh và răng sữa mới mọc.

Trẻ tỏ ra bồn chồn, bất an

Gần như mọi đứa trẻ trong giai đoạn mọc răng đều sẽ xuất hiện trạng thái tâm lý khác thường, điển hình là không yên ổn, tính khí dễ cáu bẳn, bồn chồn, nghiêm trọng hơn còn có thể bỏ bú sữa, ảnh hưởng cả đến giấc ngủ bình thường trước đó.

Lúc này, bố mẹ có thể tiến hành massage phần mặt của trẻ, khiến các cơ ở đây được thả lỏng, vừa giảm những cảm giác khó chịu ở nướu răng lại vừa giúp trẻ thư giãn tinh thần. Ngoài ra, người lớn cũng nên dành cho trẻ nhiều quan tâm hơn, có thể bế trẻ hoặc cùng trẻ chơi đùa để di chuyển sự chú ý.

Một số vấn đề bố mẹ cần lưu ý để giảm bớt trẻ khó chịu khi mọc răng

Kiên trì cho trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ đối với trẻ nhỏ mà nói là thực phẩm tốt nhất và an toàn nhất. Đồng thời, dòng sữa tự nhiên này cũng rất có lợi cho răng sữa, không gây tác dụng phụ như sâu răng v.v…

Mẹ có thể cho con bú để làm giảm cảm giác khó chịu khi mọc răng - Ảnh minh họa: Internet

Giữ vệ sinh nướu răng

Sau khi trẻ bú mẹ hoặc đã có thể ăn dặm, bạn có thể cho trẻ uống vài muỗng nước đun sôi để nguội. Hành động này có tác dụng làm “trôi” phần thực phẩm thừa sót lại trong khoang miệng của trẻ. Mẹ cũng có thể dùng khăn mềm thấm nước để nhẹ nhàng lau răng và nướu của trẻ.

Bổ sung dinh dưỡng

Không chỉ phải chú ý vệ sinh để hỗ trợ vấn đề bé khó chịu khi mọc răng mà công tác đảm bảo dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Đặc biệt chú ý bổ sung đầy đủ vitamin A, C, D cũng như canxi, magie, flo v.v…

Cha mẹ đừng quên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ trong giai đoạn mọc răng - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ nên cân bằng dưỡng chất với khẩu phần ăn đa dạng hóa, bao gồm thịt, cá, trứng, tôm, canh sườn, sản phẩm từ đậu, rau và trái cây. Khi cơ thể không thiếu hụt dinh dưỡng thì quá trình mọc răng của trẻ cũng thuận lợi hơn.

Tích cực cho trẻ ra ngoài tắm nắng

Trẻ khó chịu khi mọc răng có thể khóc quấy, khó dỗ dành. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng quên đưa trẻ ra ngoài tắm nắng. Một mặt giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch, mặt khác cơ thể cũng được hấp thu vitamin D, thúc đẩy khả năng hấp thu canxi, rất tốt cho răng nướu của trẻ.

Nguồn:

https://baby.familydoctor.com.cn/a/201906/2556313.html

https://baby.familydoctor.com.cn/a/201611/1496086.html