Cám cảnh số phận bất hạnh của bé gái 2 tuổi bị u máu bẩm sinh
Số phận đáng thương
Ngày bé Lê Thị Thu Trang (2 tuổi, ngụ xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) cất tiêng khóc chào đời, gia đình chưa kịp vui mừng đã chết lặng khi nhìn thấy cơ thể con gái có những biểu hiện bất thường. Phần từ nách xuống bẹn sưng phù, đỏ rực. Đưa con đi thăm khám, hai vợ chồng đau đớn khi nghe bác sỹ kết luận bé bị u máu bẩm sinh.
Bác sỹ giải thích đây là một căn bệnh hiểm nghèo, khó có khả năng chữa trị. Khuyên người nhà nên đưa con về nhà chấp nhận số phận vì căn bệnh này nếu có điều trị cũng rất lâu dài, chi phí tốn kém, kết quả lại không khả quan. Thế nhưng, không đành nhìn con chết dần chết mòn vì bệnh tật, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng (31 tuổi, mẹ bé Trang) ôm con cầu cứu khắp các bệnh viện.
"Khi ra bệnh viên Nhi Trung ương, bác sỹ bảo có thể can thiệp được nhưng phải đợi khi con tôi được 6 tháng. Vợ chồng tôi ôm con về, trông ngày đêm mau chóng qua nhanh để con có cơ hội chữa trị. Thế nhưng, đến tháng thứ 6, tôi ôm con ra lại bệnh viện thì bác sĩ lại lắc đầu nói không thể can thiệp được vì sợ ảnh hưởng đến tính mạng. Hi vọng cuối cùng vụt tắt, tôi chỉ biết ôm con khóc nghẹn", chị Hồng nhớ lại.
Trước đây, khi những khối u trên cơ thể còn nhỏ, bé Trang còn ăn ngủ, đi lại bình thường. Thỉnh thoảng cơn đau dằn vặt khiến đứa trẻ sốt cao, quấy khóc suốt ngày đên không ngừng. Những lúc như vậy vợ chồng chị Hồng lại khăn gói ôm con đi viện.
Thời gian gần đây, khối u quá lớn, lan rộng khắp nơi khiến bé Trang không thể đi lại được như trước, cũng không thể lật. Đứa trẻ chỉ nằm một chỗ, quằn quại chống chọi nỗi đau.
2 tuổi, bé Trang nặng 10kg nhưng khối u đã chiến 1/3 trọng lượng cơ thể.
Sự sống mong manh
Vợ chồng chị Hồng và anh Lê Văn Đồng (32 tuổi) có 3 người con. Bé Trang là con út trong gia đình. Đứa lớn nhất năm nay mới lên 7 tuổi. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào 2 sào ruộng. Những ngày nông nhàn, vợ chồng chị Hồng thường đi làm thuê trong rừng keo, tràm để kiếm thu nhập.
Từ ngày sinh cháu Trang mắc trọng bệnh, chị Hồng chỉ biết ở nhà chăm con. Đều đặn vài ba tháng lại ôm con ra bệnh viên trung ương điều trị, cầm chừng sự sống. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào ngày công bấp bênh của anh Đồng. Mỗi ngày có người thuê làm keo, làm tràm thì anh được trả tiền công 180 nghìn đồng.
"Dù vợ chồng tôi đã cố gắng vay mượn, ôm con chạy chữa khắp nơi nhưng đi đến đâu đều phải nhận lại cái lắc đầu buồn bả của bác sĩ. Đau đớn lắm, chẳng lẽ con tôi phải chấp nhận số phận như thế này. Nhìn con ngày đêm quằn quại, gào khóc trong đau đớn mà tôi bất lực", anh Đồng thở dài chia sẻ.
Chia tay đứa trẻ bất hạnh, ngước nhìn lại vẫn thấy bé Trang vật vã gào khóc trên tay người mẹ. Đuối sức, đứa trẻ lả dần rồi chìm trong giấc ngủ chập chờn. Người mẹ nhìn con gạt nước mắt: "Sắp tới, vợ chồng tôi sẽ đưa con vào Sài Gòn xem thế nào. Chỉ hi vọng con có cơ hội chữa trị, tiếp tục sống bên bố mẹ trên cõi đời này".
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...