Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nhanh chóng, mẹ nên thuộc lòng
Khi nằm trong bụng mẹ, dây rốn chính là phương tiện trung chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang con. Sau khi chào đời, dây rốn đã hoàn thành nhiệm vụ nên được cắt bỏ. Từ đây, nguồn dinh dưỡng duy nhất trong những năm tháng đầu đời chính là sữa mẹ.
Trung bình, dây rốn có chiều dài từ 20 – 60cm, sau khi chào đời độ dài chỉ còn khoảng 4 – 5cm. Từ 7 – 21 ngày, cuống rốn trẻ sẽ khô và rụng đi. Trong thời gian này, mẹ cần biết cách vệ sinh rốn sạch sẽ cho bé, tránh nguy cơ viêm nhiễm. Trẻ bị nhiễm trùng rốn nếu không phát hiện kịp thời có nguy cơ nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Mẹ cần vệ sinh và thay băng rốn cho trẻ 1 ngày/lần hoặc sau mỗi lần tắm, thay tã. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Bước 1: Mẹ rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi tiến hành vệ sinh và thay băng rốn cho trẻ.
- Bước 2: Mẹ nhẹ nhàng gỡ miếng băng gạc cũ ra. Vừa gỡ vừa quan sát rốn con xem có biểu hiện bất thường: Rốn có mùi lạ, có xuất hiện dịch mủ hay sưng đỏ, chảy máu không.
- Bước 3: Tiếp đến, mẹ lấy miếng bông gòn khô, sạch thấm dung dịch cồn 70 độ rồi lau lần lượt từ chân lên cuống rốn và vùng da quanh cuống rốn. Cồn 70 độ là dung dịch phổ biến dùng để vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh.
- Bước 4: Lấy miếng gạc mới rồi dùng băng rốn loại mỏng, sạch quấn một vòng quanh bụng bé. Mẹ lưu ý quấn vừa tay, không quá lỏng hoặc quá chặt.
Những sai lầm cần tránh khi mẹ vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
- Không nên để áo quần hoặc bỉm che lấp phần cuống rốn của trẻ.
- Mẹ chỉ nên chọn loại băng quấn quanh rốn mỏng, không quá dày để không gây ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé.
- Khi tắm cho bé, mẹ không nên nhúng toàn bộ vùng rốn của con xuống nước tránh gây viêm nhiễm và nguy cơ nước thấm sâu vào cuống rốn gây nhiếm trùng.
- Mẹ không được tự ý giật núm rốn của trẻ. Nên để cuống rốn khô và rụng một cách tự nhiên.
Mẹ phải làm gì khi bé bị nhiễm trùng rốn?
Khi phát hiện cuống rốn của con có một số dấu hiệu bất thường như: Xuất hiện mùi hôi, chảy dịch vàng, rốn bị mưng mủ, tấy đỏ… rất có khả năng bé đã bị viêm rốn. Lúc này, mẹ hãy dùng tăm bông thấm cồn 35 độ lau sạch lỗ rốn, dùng cồn 3% lau sạch lượng dịch vàng và mủ tiết ra.
Với những trường hợp nặng hơn (rốn chảy mủ nhiều và kéo dài, bé liên tục quấy khóc, sốt cao, mệt mỏi…), mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...