Những biện pháp phòng chống cháy nổ

Tích cực tham gia các lớp huấn luyện phòng cháy chữa cháy để nâng cao kiến thức và kỹ năng vận dụng của các thành viên trong gia đình.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng để kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến cháy nổ.

Khi cần thiết phải hàn cắt kim loại thì mọi người cần phải che chắn khu vực xung quanh bằng các chất liệu không cháy hoặc chuyển những vật liệu dễ cháy ra khu vực an toàn.

Đối với các đơn vị kinh doanh, vật dụng trong quán, vật liệu cách âm phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy, hệ thống điện chiếu sáng, điện phục vụ âm thanh phải đảm bảo đi trong ống ghen, không được đấu nối… Tuy vậy, trên thực tế, các quán karaoke thường có không gian hạn chế, vật liệu cách âm và trang trí, khi xảy ra cháy thường sinh ra nhiều khói độc dẫn đến việc tiếp cận cũng như tìm kiếm người bị nạn gặp nhiều khó khăn.

Cách xử lý khi gặp cháy nổ 

Tâm lý khi phát hiện sự cố 

Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, khi xảy ra hỏa hoạn, việc đầu tiên là phải thật bình tĩnh, xác định vị trí ngọn lửa và nhanh chóng tìm cách thoát ra bên ngoài. Nếu ngọn lửa ở tầng trên thì tìm cách di chuyển xuống dưới. Nếu xảy ra cháy nổ ở tầng dưới thì phải tìm cách di chuyển lên tầng thượng để không bị ngạt khói và để cho lực lượng cứu hỏa dễ nhìn thấy.

Khi có nhiều người cùng di chuyển thoát nạn, không chen lấn, xô đẩy, hoảng loạn, di chuyển theo thang bộ và đường thoát hiểm. Tuyệt đối không sử dụng thang máy.

Các bước để thoát khỏi đám cháy

Ảnh minh họa: Internet

Trong đám cháy, thông thường sẽ hình thành 2 vùng cơ bản: vùng không gian sát trần nhà bao gồm khói và khí độc; vùng không gian phía dưới sát sàn nhà là không khí ít khí độc hơn. Để di chuyển an toàn và tránh hít phải khói độc, các nạn nhân di chuyển bằng cách bò sát sàn nhà. Trong lúc chờ đợi cũng giữ tư thế trên để hạn chế thấp nhất khí độc vào phổi.