Cách trị hôi miệng bằng mật ong giúp 'thổi bay' hơi thở nặng mùi
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân và dấu hiệu chứng hôi miệng
1.1. Bệnh hôi miệng là gì?
Hôi miệng là một chứng bệnh khi một người có hơi thở mang mùi hôi hoặc phát ra mùi khó chịu khi nói chuyện.
Hôi miệng và hơi thở có mùi hôi là khác nhau. Hôi miệng là mùi xuất phát từ khoang miệng trong khi hơi thở có mùi hôi là khi ngậm miệng lại chỉ thở ra bằng mũi vẫn cảm thấy mùi hôi.
Hôi miệng làm cho người ta cảm thấy khó chịu và thiếu tự tin khi giao tiếp. Người xung quanh cũng cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc gần với những người mắc bệnh này. Dần dần người bị hôi miệng sẽ cảm thấy trở nên cách biệt với những người xung quanh.
Theo nghiên cứu, lý do nhiều người đến nha khoa để khám đa số là bị mắc phải chứng hôi miệng này. Theo báo cáo, có khoảng 20% dân số bị chứng hôi miệng ở mức độ khác nhau.
1.2. Nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng sinh ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số trường hợp là do bệnh lý, một số khác là do thói quen sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày...
Hôi từ khoang miệng và các bộ phận trong khoang miệng
Nguyên nhân gây hôi miệng đầu tiên phải kể đến là mùi hôi phát ra từ trong khoang miệng. Trong miệng có chứa hơn 600 loại vi khuẩn khác nhau.
Các vi khuẩn này gây nên mùi hôi khó chịu do sự phân hủy của protein thành các axit amin. Bên cạnh đó, các bộ phận khác trong khoang miệng cũng có liên quan đến bệnh hôi miệng.
Lưỡi là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu. Bề mặt lưỡi chứa các vi khuẩn do thức ăn còn tồn đọng lại tạo nên lớp màng trắng che phủ từ đó phát sinh chứng hôi miệng.
Nướu bị sưng và tổn thương cũng gây ra mùi hôi trong khoang miệng.
Kẽ răng: Khi răng bị tổn thương (sứt, mẻ), thức ăn bị nhét vào mà không được lấy ra sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nên mùi hôi.
Bị viêm nhiễm và là hậu quả của một số bệnh lý
Khi răng bị các vấn đề như: Sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm niêm mạc miệng, amydal... Sẽ tạo nên một ổ vi khuẩn gây nên mùi hôi khó chịu.
Bên cạnh đó, hôi miệng còn liên quan đến bệnh lý bên trong cơ thể mà bạn không hề biết như bệnh tiểu đường, nhiễm trùng xoang, viêm mũi, các bệnh về gan hay thận...
Chế độ ăn uống
Một số loại thức ăn và gia vị có mùi nặng nên khi ăn vào cũng sẽ gây nên mùi hôi trong miệng như: hành, tỏi, sầu riêng...
Ở những loại thực phẩm khác, qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng sẽ tạo ra dư chất dạng hơi khiến hơi thở có mùi khó chịu.
Các thức ăn nhiều mỡ, đạm khi vào miệng sẽ sinh ra nhiều sulfur cũng sẽ khiến miệng có mùi hôi.
Vệ sinh răng miệng kém
Do đánh răng không kỹ, lượng thức ăn tồn đọng không được lấy đi hết mà bám vào các kẽ răng gây nên mảng bám và cao răng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Uống rượu bia, hút thuốc lá
Rượu, bia, thuốc lá không những là những chất kích thích có hại mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có hôi miệng. Khi hút thuốc, lượng nước bọt trong miệng bị giảm đi gây khô miệng, hơi thở không những có mùi thuốc lá khó chịu còn phát ra mùi hôi.
Rượu, bia cũng là chất gây khô miệng, đặc biệt rượu còn là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi.
2. Cách trị hôi miệng bằng mật ong tại nhà
2.1. Công dụng của mật ong trong trị hôi miệng
Mật ong có nhiều công dụng trong việc làm đẹp da, tốt cho sức khỏe và nó còn biết đến như một phương thuốc chữa hôi miệng hiệu quả. Mật ong là môi trường kín khí và vi khuẩn không thể sinh sôi được trong môi trường này.
Bên cạnh đó mật ong còn có đặc tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng một cách triệt để. Đồng thời mật ong giúp tạo môi trường tốt để những vi khuẩn có lợi phát triển. Khi các vi khuẩn có hại bị loại bỏ, tình trạng hôi miệng từ đó cũng được chấm dứt hoàn toàn.
2.2. Các cách trị hôi miệng bằng mật ong
- Chữa hôi miệng bằng chanh mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn cao nên khi kết hợp với chanh cũng có tính kháng khuẩn sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng một cách triệt để. Cách trị hôi miệng bằng chanh mật ong được tiến hành như sau:
Pha mật ong và nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:3 (thìa). Khuấy hỗn hợp này cho thật đều tay. Có thể bỏ vô tủ lạnh để dùng mỗi ngày.
Liều dùng: Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần uống 2 - 3 muỗng canh.
- Cách trị hôi miệng bằng mật ong và bột quế
Trong bột quế có chứa mùi thơm dễ chịu, khi kết hợp với mật ong có tính sát khuẩn, kháng viêm sẽ giúp loại bỏ hôi miệng tận gốc.
Để trị hôi miệng bằng mật ong và bột quế bạn nên tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn mật ong và bột quế theo tỉ lệ 1:1 vào một cốc nước ấm.
Bước 2: Dùng hỗn hợp súc miệng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Thực hiện đều đặn không những giúp khoang miệng của bạn được làm sạch mà còn có mùi thơm nhẹ nhàng khử mùi hôi rất hiệu quả.
- Sử dụng mật ong và nước ép táo để trị hôi miệng
Trong nước ép táo có chứa một lượng acid acetic. Acid này giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, khử mùi hôi một cách hiệu quả và nhanh chóng. Khi kết hợp với mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm sẽ tạo nên một hỗn hợp trị hôi miệng hiệu quả.
Để thực hiện bạn nên tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn nước ép táo và mật ong theo tỷ lệ 1:1 thành một hỗn hợp đặc.
Bước 2: Ngậm trong miệng rồi từ từ nuốt.
Nên sử dụng cách này mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả không ngờ.
3. Những lưu ý khi trị hôi miệng bằng mật ong
Tuy mật ong có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng nhưng mỗi lần dùng xong bạn nên súc miệng lại với nước.
Mật ong có tính ngọt, nếu không súc miệng cẩn thận, đường trong mật ong bám vào răng sẽ là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi, khiến tình trạng hôi miệng trở nên nặng thêm.
Trong quá trình trị hôi miệng bằng mật ong, bạn cũng nên tuân thủ các chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước. Hạn chế ăn đồ ăn chiên, xào, dầu mỡ và sử dụng các chất kích thích gây mùi hôi như rượu, bia, thuốc lá.
Súc miệng bằng mật ong giúp sạch miệng nhưng bạn cũng nên đánh răng đều đặn ngày 2 lần để loại bỏ các vi khuẩn và thức ăn thừa trong khoang miệng.
Nếu dùng mật ong để trị hôi miệng một thời gian mà vẫn không thấy hiệu quả thì nên đi khám nha khoa. Các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân hôi miệng và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Không nên quá ỷ lại vào mật ong mà gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho răng miệng.
Trị hôi miệng bằng mật ong là phương pháp thiên nhiên đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà. Nếu bạn đang băn khoăn và lo lắng về hơi thở của mình, hãy thử dùng cách này để chấm dứt tình trạng hôi miệng kéo dài. Chúc các bạn thành công với các phương pháp điều trị hôi miệng bằng mật ong.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....