Cách phòng ngừa say nắng, sốc nhiệt khi mùa hè nắng nóng đến gần
1. Sốc nhiệt là gì?
Sốc nhiệt (hay say nắng, cảm nắng) là một loại bệnh nhiệt nghiêm trọng. Thông thường, trung khu điều nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cân bằng, không thay đổi nhiều theo tác động của môi trường. Khi tiếp xúc với nắng nóng kéo dài, gắng sức khiến trung tâm điều nhiệt bị tổn thương hoặc không còn điều khiển nổi sự cân bằng đó thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng mạnh, gây rối loạn các chức năng trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là:
- Người già, trẻ em, phụ nữ: Là những người có khả năng chịu đựng kém
- Người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, ung thư,...
- Những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng,...
Các bệnh nhân đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, điện giải đầy đủ.
2. Để đối phó với tình trạng này, bạn cần tránh các nguyên nhân sau:
2.1. Tránh ánh nắng trực tiếp
Bạn nên tránh ra ngoài trời lúc trời nắng nóng vào giờ cao điểm. Nếu có thể thì bạn nên hạn chế ra đường trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 15 giờ mỗi ngày. Mỗi khi ra ngoài đường, bạn nên mặc trang phục kín đáo che nắng với khẩu trang, khăn choàng, áo khoác, váy chống nắng…
Ngoài ra, bạn cần trang bị thêm mũ, nón rộng vành hoặc ô dù để che nắng tốt hơn. Bạn cũng cần bôi kem chống nắngthường xuyên để bảo vệ cơ thể chống ánh nắng trực tiếp. Khi nhiệt độ lên cao, nắng nóng gay gắt ở giờ cao điểm 11 - 15 giờ nên hạn chế hoạt động ngoài trời.
2.2. Bổ sung nước và thức uống có chất điện giải
Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
Tránh dùng các loại dịch không gây lợi tiểu và các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước.
2.3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Tránh thức ăn nóng và khó tiêu. Ăn thức ăn mát, đặc biệt là salad và trái cây có lượng nước nhiều.Tránh các chất lỏng có chứa caffeine hoặc rượu, vì các chất này có thể khiến tình trạng mất nước hơn trầm trọng hơn.
Bạn có thể uống thêm viên bổ sung muối để cân bằng các khoáng chất bị mất qua mồ hôi. Tuy nhiên, điều này cũng không bắt buộc vì hầu hết thức ăn chúng ta tiêu thụ hàng ngày đã có đủ lượng muối cần thiế
2.4. Bôi kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng và hình thành sắc tố. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Cần lưu ý thêm về chọn kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp.
2.5. Đeo kính râm
Tiếp xúc với ánh nắng chói chang, lại chứa tia UV trong suốt mùa hè có thể làm tổn thương đôi mắt, gây ra nhiều bệnh mắt như: Viêm kết mạc, viêm giác mạc, khô mắt,... Đeo kính râm khi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ đôi mắt.
2.6. Tăng cường rèn luyện sức khỏe
Rèn luyện sức khỏe không chỉ khiến cơ thể dẻo dai, tràn đầy sức sống hơn, mà còn giúp tăng khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.