Cách nhận biết trang web giả mạo, tránh mất tiền oan dịp Tết
Các đối tượng tiếp cận người dùng thông qua những bài đăng mua bán sản phẩm, hàng hóa với mức giá vô cùng ưu đãi, đi kèm nhiều khuyến mãi và quà tặng. Người có nhu cầu mua sắm sẽ phải cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin ngân hàng để hoàn tất thủ tục thanh toán.
Điều đáng chú ý là trang web không nhận bất cứ phương pháp thanh toán nào khác ngoài thẻ ngân hàng, do đó người dùng bắt buộc phải cung cấp thông tin thẻ để mua sắm.
Trường hợp nhẹ thì người dung chỉ bị nhận các sản phẩm giả, kém chất lượng, nặng hơn thì bị những đối tượng xấu chiếm đoạt tối đa thông tin thẻ tín dụng, nhanh chóng thực hiện các giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp trước khi bị phát hiện.
Trước tình hình này, các chuyên gia khuyến cáo người dùng cần cảnh giác khi mua sắm trực tuyến, đặc biệt là trong mùa lễ hội, dịp mua sắm cuối năm.
Cách nhận biết trang web giả mạo
Cẩn thận với quảng cáo và các mặt hàng quý hiếm
Nhiều trang web lừa đảo thu hút người dùng bằng quảng cáo trên mạng xã hội dựa trên những tìm kiếm gần đây.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc túi nào đó, bạn sẽ đột nhiên nhìn thấy rất nhiều quảng cáo về chiếc túi này. Nếu nó không có sẵn và được quảng cáo là còn hàng, bạn có thể muốn đặt hàng tuy nhiên cần kiểm tra xem trang web này có phải là chính hãng hay không.
Kiểm tra kỹ địa chỉ trang web (URL)
Các trang web giả mạo thường bắt chước trang web của các thương hiệu nổi tiếng. Ngay cả URL trông cũng giống nhau nhưng thực tế vẫn có lỗi chính tả hoặc các ký tự trông giống nhau, chẳng hạn như số “0” thay vì chữ “o”.
Ví dụ: trang web giả mạo có thể là: https://www.appLe.com, trong khi trang web thật là: https://www.apple.com. Trong "appLe" của URL trước đó, chữ "I" viết hoa được sử dụng thay vì chữ "l" viết thường.
Do đó, hãy kiểm tra URL cẩn thận mỗi khi bạn mua sắm. Nếu cảm thấy có gì đó không ổn, hãy nhanh chóng thay đổi trang web.
Xem thời gian và thông tin đăng ký website
Các trang web giả mạo thường không hoạt động được lâu và thường bị đóng cửa trước khi bị nhắm mục tiêu. Tìm hiểu khi nào nó được tạo ra. Nếu trang web chỉ mới hoạt động được vài tháng thì có thể đó là trang web giả mạo.
Bạn có thể sử dụng công cụ như Whois Lookup để kiểm tra thông tin tên miền của trang web xem nó được đăng ký khi nào và ai đã đăng ký. Ngoài ra, hãy chú ý đến thông tin liên lạc trên trang web. Các trang web chính hãng thường có số điện thoại, địa chỉ hoặc email nhưng nhiều trang web giả mạo thì không.
Nếu có địa chỉ, bạn có thể sử dụng Google Maps để kiểm tra xem địa chỉ đó có tồn tại hay không. Bạn cũng có thể thử bằng cách gọi điện thoại.
Nhìn vào thiết kế trang web và chất lượng hình ảnh
Trang web giả mạo thường được xây dựng vội vàng, kém bóng bẩy hơn các trang web hợp pháp, hình ảnh có thể bị mờ, trang web thô sơ, nhiều chức năng và trình duyệt web không dễ sử dụng và việc chuyển từ trang này sang trang khác có thể bị lag.
Kiểm tra lại xem có link web nào bị hỏng không. Nếu một số nơi không hoạt động hoặc hoàn toàn không hoạt động thì trang web đó có thể không đáng tin cậy.
Hãy chú ý đến ngữ pháp văn bản và chính tả của nội dung trang web. Các trang web giả mạo không có thời gian chỉnh sửa nội dung văn bản như các trang web hợp pháp. Nếu tìm thấy lỗi hoặc nếu nó đọc khó hiểu thì đó có thể là một trang web giả mạo.
Kiểm tra chính sách trang web
Các trang web thông thường sẽ có các chính sách được đánh dấu rõ ràng, chẳng hạn như chính sách hoàn trả, điều khoản sử dụng,… thường được đặt ở đầu hoặc cuối trang.
Tìm kiếm đánh giá của người dùng và thông tin lừa đảo
Các đánh giá trực tuyến có thể không hoàn toàn đáng tin cậy, đặc biệt là những đánh giá do chính trang web quản lý. Nhưng bạn vẫn có thể xem được một số thông tin từ phản hồi của người khác. Nếu có thắc mắc về một trang web, bạn có thể hỏi hội nhóm trên Facebook hoặc Reddit để xem có ai nói rằng trang web đó là lừa đảo hay không.
Xem các tài khoản truyền thông xã hội của trang web
Các công ty hợp pháp thường có tài khoản mạng xã hội đang hoạt động trực tuyến và có thể đăng thông báo ở đó. Kiểm tra các liên kết tài khoản mạng xã hội của trang web. Các liên kết này thường nằm trên trang Giới thiệu. Nhấp vào chúng để xem tài khoản có đang hoạt động và có đăng tin tức nào gần đây không.
Người phụ nữ Trung Quốc sinh con sau 4 tiếng phát hiện có thai
Người phụ nữ thừa cân, 36 tuổi, được bác sĩ thông báo không thể sinh con nhưng lại phát hiện bản thân đã mang thai hơn 8 tháng khi đi trị bệnh cao huyết áp.
Cô gái Nhật bị bắt vì gọi điện quấy rối trạm cứu hỏa 670 lần
Ngày 7/1, người phụ nữ 21 tuổi ở Hino, vùng ngoại ô Tokyo, bị bắt vì cáo buộc thực hiện khoảng 670 cuộc điện thoại, gây cản trở hoạt động của trạm cứu hỏa địa phương.
Chi 40 triệu thuê PT, mạo hiểm uống thuốc giảm cân để đón Tết
Minh Cảnh chi 40 triệu đồng thuê PT giúp mình lên kế hoạch tập luyện, ăn uống và giảm được 7 kg, trong khi Ngọc Diễm từng nhờ đến thuốc để sụt 10 kg trước Tết.
Toàn cảnh về virus HMPV đang gây lo ngại ở Trung Quốc
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện tại không có bằng chứng cho thấy đợt bùng phát này là bất thường hoặc có loại virus hay bệnh đường hô hấp mới nào xuất hiện ở Trung Quốc.