Không chỉ là món ăn ưa thích của cánh mày râu trên bàn nhậu mà dồi sụn nướng còn là món ăn yêu thích của nhiều chị em. Đặc biệt là trong tiết trời se se lạnh này. Nếu bạn yêu thích món dồi sụn nướng có hương vị do chính tay mình làm và lựa chọn nguyên liệu sạch an toàn thì hãy học ngay cách làm dồi sụn nướng theo hướng dẫn dưới đây.

Không chỉ là món ăn ưa thích của cánh mày râu trên bàn nhậu mà dồi sụn nướng còn là món ăn yêu thích của nhiều chị em. Đặc biệt là trong tiết trời se se lạnh này - Ảnh: Internet

Món dồi sụn nướng chính là ruột heo làm vỏ, nhồi nguyên liệu vào rồi đem hấp chín hoặc luộc chín, sau đó có thể ăn ngay hoặc đem nướng, rán lên thì sẽ tạo thành một món dồi sụn nướng vô cùng hấp dẫn. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn về cách làm món dồi sụn nướng.

Nguyên liệu chính của món dồi sụn nướng gồm có tiết, thịt nạc xay, mỡ, lạc, đậu xanh, hành hoa, rau thơm, sụn heo... Tùy vào khẩu vị và ý thích của từng người mà có thêm hoặc bớt đi một số nguyên liệu.

Hướng dẫn cách làm dồi sụn nướng

Nguyên liệu:

Lòng heo 1 bộ. Chọn ruột non có thành mỏng, nhanh chín, khi ăn ít rai hơn. Ruột già có thành dày, khi ăn có độ giòn nhất định. Tùy theo ý thích của từng người mà nên chọn lòng non hay lòng già.

Chọn ruột non có thành mỏng, nhanh chín, khi ăn ít rai hơn. Ruột già có thành dày, khi ăn có độ giòn nhất định. Tùy theo ý thích của từng người mà nên chọn lòng non hay lòng già - Ảnh: Internet

Tiết heo 1 bát tô

Sụn heo 300g

Mỡ heo 100g

Thịt nạc vai, sụn heo xay 300g

Hành tây 30g

Rau răm 20g

Đậu phộng 30g

Húng quế 30g

Hành lá 20g

Dầu điều 2 muỗng

Rượu trắng 2 muỗng

Các loại gia vị: Hạt nêm, tiêu sọ, đường trắng, nước mắm.

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế lòng lợn

Bạn đem làm sạch ruột, lộn trái, tuốt hết dịch vàng, dùng chanh muối hay rượu trắng bóp đi bóp lại cho sạch mùi hôi, có thể dùng cán dao hoặc lưỡi bằng của dao để cà mỏng thành ruột - Ảnh: Internet

Bạn đem làm sạch ruột, lộn trái, tuốt hết dịch vàng, dùng chanh muối hay rượu trắng bóp đi bóp lại cho sạch mùi hôi, có thể dùng cán dao hoặc lưỡi bằng của dao để cà mỏng thành ruột.

Nếu bạn làm lòng già thì cần chú ý làm sạch thật kỹ hơn để khử mùi hôi vì lòng già còn rất nhiều chất cặn bã phân và vi khuẩn. Nên vuốt và xả mạnh dưới vòi nước sạch để loại bỏ hết chất cặn bã. Tiếp đến dùng một chiếc đũa và lộn phần mặt trái của đoạn lòng ra ngoài, nên cẩn thận để không làm rách lòng.

Bạn có thể dùng thêm chanh kèm với giấm trắng và muối tinh để bỏ hết lớp nhớt bẩn, mùi hôi của lòng. Sau đó bạn cần đem rửa sạch với nước nhiều lần rồi lại lộn phải. Thực hiện tương tự nhiều lần như vậy cho thật sạch rồi mới đem lòng vào rổ thưa để cho thật ráo nước.

Bước 2: Chuẩn bị phần nhân

Mỡ heo rửa sạch, trần qua nước sôi để mỡ trong hơn và loại bớt mùi hôi.

Phần sụn heo luộc chín rồi cắt nhỏ. Mỡ heo cũng cắt nhỏ thành từng miếng rồi cho vào chung với sụn heo, băm nhuyễn.

Cắt nhỏ tất cả các nguyên liệu rồi trộn chung trong một chiếc tô lớn - Ảnh: Internet

Rang chín đậu phộng. Nên rang với nhỏ lửa để đậu phộng không bị cháy quá. Khi thấy mùi thơm là có thể nhấc xuống, đảo đều tay. Để nguội rồi tách vỏ bằng cách xoa nhẹ vào đầu phộng là các lớp vỏ lụa đã bong hết. Dùng chiếc rổ thưa chà xát để loại bỏ hết vỏ lụa. Đem vào cối giã nhỏ.

Rau thơm rửa sạch và để ráo. Sau đó cắt nhỏ, có thể kết hợp với phần băm mỡ lá.

Lấy một chiếc bát tô lớn hoặc chiếc xoong vừa đủ rộng, trộn chung phần sụn và mỡ vừa băm cùng với 300g thịt heo xay, 30g hành tây cắt hạt lựu, 30g rau húng quế cắt nhỏ, 20g hành lá cắt nhỏ, 30g đậu phộng rang chín giã nhỏ, 3 muỗng canh đường, 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh rượu trắng, 2 muỗng canh dầu điều, 1 thìa cà phê tiêu. Trộn thật đều các nguyên liệu trên và ướp khoảng 30 phút đến 1 tiếng để ngấm gia vị.

Bước 3: Nhồi nhân thịt vào lòng

Lòng sau khi rửa sạch để ráo. Buộc chặt một đầu của lòng lợn. Phần đầu còn lại nhét vào phần đầu nhọn vào chiếc phễu rồi giữ chặt. Nếu không có phễu có thể cắt một đầu cái chai nhựa buộc vào thay cho phễu rồi nhồi nhân thịt vào. Nên nhồi thật nhẹ nhàng và đều tay để lòng đẹp mắt, không bị phình to dễ bị nổ khi vỡ cũng không nên quá lỏng sẽ xấu. Khi nhồi nhớ chú ý vuốt đều nhân xuống để nhân không bị dồn nhiều cũng như không bị lỏng quá.

Nên nhồi thật nhẹ nhàng và đều tay để lòng đẹp mắt, không bị phình to dễ bị nổ khi vỡ cũng không nên quá lỏng sẽ xấu - Ảnh: Internet

Nên dùng dây để chia lòng thành từng khúc nhỏ để tiện cho việc nướng dễ dàng hơn và cũng để các đoạn được đẹp mắt, đều hơn.

Bước 4: Luộc lòng

Sau khi nhồi thịt vào lòng, bạn cho lòng vào nồi đổ nước xâm xấp mặt lòng rồi đun sôi. Khi lòng chuyển màu đục trong túi luộc bạn dùng tăm chọc vào lòng để lòng không bị bí hơi, thoát khí, tránh lòng không bị căng tức khí dẫn đến bị nứt vỡ.

Khi lòng chuyển màu đục trong túi luộc bạn dùng tăm chọc vào lòng để lòng không bị bí hơi, thoát khí, tránh lòng không bị căng tức khí dẫn đến bị nứt vỡ - Ảnh: Internet

Bước 5: Nướng lòng

Sau khi luộc lòng chín, bạn gắp ra giá cho ráo nước rồi để nguội. Dùng dao cắt riêng từng đoạn lòng ở phần dây đã buộc trước đó.

Dùng que xiên để xiên từng đoạn lòng đem nướng.

Bạn có thể nướng trên bếp điện, lò nướng hay bếp than củi đều được. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người thì lòng sụn nướng trên bếp than hồng là ngon nhất, mang hương vị đặc trưng nhất của món lòng lợn dồi nướng mà các cách nướng trên bếp điện không thể có được.

Chuẩn bị một bếp than củi than hồng, xếp dồi lên nướng.

Bạn nướng đến khi lòng chuyển màu nâu đỏ, có mùi thơm hấp dẫn và hơi cháy xém là chín tới. Có thể dừng lại và thưởng thức ngay.

Vậy là bạn đã hoàn thành cách làm dồi sụn nướng đầy hấp dẫn, ngon lành và có sức hấp dẫn khó cưỡng.

Dùng que xiên để xiên từng đoạn lòng đem nướng trên bếp than hồng - Ảnh: Internet

Thành phẩm đạt yêu cầu phải đạt được các yếu tố như: Lòng có màu vàng nâu, hương thơm hấp dẫn, khi cắn phần vỏ giòn, phần nhân sụn sần sật, mùi rau thơm hòa quyện vào nhau.

Cách thưởng thức dồi sụn nướng

Cách thưởng thức dồi sụn nướng có thể tùy theo sở thích từng người. Bạn có thể thái dồi theo lát chéo hay từng miếng vừa ăn. Mỗi miếng được cuốn với bún và các loại rau thơm như: Lá mơ lông, húng quế, rau mùi,... chấm kèm với nước sốt cay là lý tưởng nhất.

Dồi sụn nướng có thể ăn cùng với cơm trắng hay với các món nhậu đều thích hợp. Một điều cần lưu ý là món ăn này chứa rất nhiều đạm và chất béo nên chỉ nên ăn một lượng vừa đủ với cơ thể để đảm bảo sức khỏe cũng như không gây khó tiêu hay tăng cân.

Dồi sụn nướng có thể ăn cùng với cơm trắng hay với các món nhậu đều thích hợp - Ảnh: Internet

Một số lưu ý khi ăn dồi sụn nướng

Món dồi sụn nướng có hương vị vô cùng hấp dẫn nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đây cũng là món ăn không được khuyến khích ăn nhiều sẽ không tốt cho cơ thể. Để đảm bảo sức khỏe, khi ăn món dồi sụn nướng cần chú ý những điều sau:

- Tuyệt đối không ăn dồi sụn để qua đêm: Dồi nướng rất giàu đạm và chất béo nên dễ bị ôi thiu khi để qua đêm, hay có mùi hôi khó chịu. Cách tốt nhất là nên dùng hết hoặc đổ đi nếu còn thừa.

Không ăn dồi sụn nướng quá nhiều và thường xuyên. Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, gout, tim mạch tuyệt đối không nên ăn.

- Người già, người thừa cân béo phì, người bị rối loạn mỡ máu thì nên hạn chế.

Hi vọng với cách làm dồi sụn nướng hướng dẫn khá chi tiết ở trên đây, bạn đã có thể tự tay làm cho mình một món ăn ưa thích không lo về các vấn đề an toàn vệ sinh, nguyên liệu bẩn mà vẫn đảm bảo ngon miệng và hợp khẩu vị với mọi người trong gia đình.

Chúc bạn thành công!