Cách dạy trẻ không cáu giận, làm cha mẹ phải biết!
Giận dữ là một phản ứng rất tự nhiên của con người. Theo đó, chúng ta sẽ không điều khiển việc tức giận hay không của ai đó. Ngăn cấm cơn giận sẽ gây hại đến cả sự phát triển tâm lý lẫn sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. Cụ thể, khi kìm nén sự tức giận sẽ khiến cơ thể bị tổn hại về thần kinh, có thể bị cao huyết áp hoặc trầm cảm, lo lắng, mất ngủ.
Một người muốn đạt được thành công trong cuộc sống thì cần phải có khả năng kiềm chế cao. Để hình thành tính tự kiềm chế, trẻ cần được cha mẹ nghiêm túc giáo dục ngay từ khi còn nhỏ. Với những cách dạy trẻ không cáu giận dưới đây sẽ giúp cha mẹ kiểm soát cơn tức giận, điều chỉnh cảm xúc của con trẻ hiệu quả.
- Giúp con thư giãn
Với những trẻ có khả năng chịu đựng kém sẽ dễ gặp những bất đồng, xung đột không đáng có. Hãy dạy trẻ kiểm soát cơn giận với những cách lành mạnh như đi bộ xung quanh nhà nhằm đốt cháy năng lượng giận dữ, hít thở thật sâu để trẻ cân bằng cảm xúc.
Bố mẹ hãy giúp con “làm dịu” đi cơn giận bằng cách đặt ra những câu hỏi như "Con đang cảm thấy như thế nào?", "Hãy cho bố/mẹ biết khi nào con sẵn sàng vui vẻ trở lại?", " Phải làm gì để mọi chuyện tốt hơn bây giờ?" Những câu hỏi này sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về cảm xúc của con. Bên cạnh đó, hãy tập cho con nghĩ đến một bài hát hoặc câu chuyện yêu thích khi giận để làm dịu cảm xúc đi.
Khuyến khích trẻ tự nhìn nhận lại bản thân và tự nói chuyện với chính mình cũng là cách hay có thể giúp trẻ tự biết cách kiểm soát được hành vi của mình sau này.
- Là tấm gương để con học tập
Trẻ nhỏ thường bắt chước theo những việc người lớn làm. Do đó, trước mặt trẻ bạn cần hạn chế đến mức thấp nhất việc tỏ ra tức giận với bất kì ai vì có thể con sẽ bắt chước theo. Nên biết cách kiểm soát cảm xúc tốt trước mặt con. Về lâu dài, thái độ của bố mẹ sẽ là một phần tính cách của con.
- Dạy con biết gọi tên cảm xúc
Từ lúc con mới chập chững biết đi và tập nói, nên dạy trẻ biết gọi tên những cảm xúc của mình. Trẻ có thể dùng từ để nói về cảm xúc mà bản thân đang gặp phải sẽ là bước đầu tiên để đối phó với nó.
Các trạng thái, cung bậc cảm xúc thường có biểu hiện tương tự nhau nhưng mỗi người lại có một cách biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn với cảm xúc phản đối sẽ được ghi nhưng sự tức giận lại khiến người khác có cảm giác khó chịu.
Bố mẹ có thể dạy con phân biệt và gọi tên những cung bậc cảm xúc như phản đối, thất vọng, xấu hổ và tức giận một cách rõ ràng. Song song đó, hãy khuyến khích trẻ cách sử dụng từ ngữ để bộc lộ cảm xúc nhưng không được hành xử hung hăng.
- Dạy con biết đặt mình vào vị trí của người khác
Khi xảy ra tình huống, bố mẹ nên cùng con tìm cách xử lý. Hãy dạy con đặt bản thân vào vị trí của người khác để trải nghiệm được suy nghĩ và tình cảm của họ. Với cách này, con sẽ tinh tế hơn trong việc nhận biết cảm xúc của người khác và tránh được những cảm xúc tiêu cực. Từ đó, trẻ sẽ có thể biết bao dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và nhìn nhận mọi vấn đề trong tâm thế lạc quan, ít chịu tác động của hoàn cảnh và người khác. Từ đó, hình thành nên khả năng kiềm chế được trong những tình huống cụ thể.
- Khuyến khích con tập thể dục
Tập thể dục là cách hiệu quả để giúp trẻ thư giãn, tỉnh táo đầu óc hơn. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng là cách để giảm bớt những cảm xúc nóng nảy, tức giận. Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng điện thoại và khuyến khích chúng tham gia các trò chơi như chạy nhảy, ném bóng, nhảy lò cò…
- Khích lệ con và ôm con nhiều hơn
Sự tức giận có thể xuất phát từ cảm giác ghen tị hoặc thất vọng. Với một cái ôm thật chặt hoặc cái nắm tay nhẹ nhàng, ấm áp sẽ có thể giúp trẻ dịu đi sự tức giận.
Với những kết quả con đạt được và những nỗ lực con đã bỏ ra, bạn nhớ dành lời khen ngợi để tiếp thêm tinh thần cho con. Đừng trách mắng khi con gặp lỗi lầm. Thay vào đó, hãy động viên con, chỉ ra những điểm mạnh của con và kể về những thất bại của bản thân để con thấy rằng thất bại là chuyện khó tránh được và con hoàn toàn có thể thành công khi làm lại.
Kiểm soát cơn giận tưởng chừng đơn giản nhưng lại không hề dễ một chút nào. Ngay cả với người lớn, để tiết chế cảm xúc trong một số trường hợp cũng rất khó. Tuy rằng không thể ngăn cấm trẻ giận dữ nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể hạn chế sự giận dữ ở con trẻ với những cách dạy trẻ không cáu giận, từ đó phần nào ngăn ngừa được những tác động tiêu cực trước khi mọi chuyện quá tệ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...